Cách test ping trên máy tính PC Windows 10 (Cập nhật 2020)

Tác giả: Nguyễn Long

Nếu như bạn muốn kiểm tra kết nối máy tính hoặc kiểm tra tốc độ đường truyền Internet, thì tất cả những gì bạn cần làm chính là thực hiện kiểm tra ping. Nếu như bạn đang gặp vấn đề về kết nối, bạn sẽ có thể biết được liệu nó có ảnh hưởng đến mạng nội bộ (cài đặt tại nhà hoặc văn phòng công ty của bạn) hay sự cố đến từ nhà cung cấp dịch vụ Internet, mạng máy chủ hay một trang web cụ thể. Dưới đây là cách test ping máy tính Windows 10 vô cùng hiệu quả và nhanh chóng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra địa chỉ IP máy tính đang dùng

Ping là gì?

Ping là viết tắt của cụm từ Packet Internet Groper, là một công cụ hữu ích được phát triển để kiểm tra hiệu suất đường truyền Internet và khắc phục sự cố mạng của bạn một cách đơn giản và hiệu quả.

Ping kiểm tra xem bạn có thể truyền gói dữ liệu mạng đến đích hay không, có thể là máy chủ từ xa, một trang web, một tên miền, máy chủ lưu trữ, địa chỉ IP, PC hoặc bộ định tuyến (router). Tóm lại, công cụ ping cho phép bạn nhanh chóng xác định xem máy tính PC của bạn có khả năng giao tiếp qua mạng Internet hay không.

Test Ping là gì?

Test Ping (hay còn gọi là kiểm tra ping) được sử dụng để đo độ trễ đường truyền mạng qua đó đánh giá chất lượng kết nối Internet của bạn. Điều quan trọng nhất là có kết nối độ trễ thấp để trò chơi các trò chơi trực tuyến, tải nội dung trang web nhanh chóng, trò chuyện video và nhiều việc khác nữa.

Khi bạn thực hiện kiểm tra ping, máy tính của bạn sẽ gửi một gói dữ liệu nhỏ đến hệ thống máy chủ, tên trang web hoặc thiết bị khác trong mạng của bạn. Kết quả sẽ cho bạn thấy máy tính của mình nhận được phản hồi nhanh như thế nào trong một phần nghìn giây. Và bạn sẽ muốn thời gian phản hồi ping của bạn càng thấp càng tốt.

Cách thực hiện test ping trên PC Windows 10

Để thực hiện kiểm tra ping trong Windows 10, bạn hãy mở Windows Search Bar, nhập CMD và nhấp vào nút Open. Trong hộp thoại Command Prompt, hãy nhập ping theo sau là khoảng trắng và tiếp đến là địa chỉ IP hoặc tên miền bạn muốn kiểm tra và nhấn Enter.

Bước 1: Mở thanh tìm kiếm Windows. Bạn có thể làm điều này bằng cách nhấp vào biểu tượng Windows nằm ở góc dưới bên trái màn hình của bạn.

Bước 2: Sau đó nhập CMD vào thanh tìm kiếm và nhấp chọn Command Prompt. Thao tác này sẽ mở cửa sổ Command Prompt với nền đen, văn bản màu trắng và con trỏ chuột nhấp nháy.

Lệnh test ping trên máy tính hình 1

Bước 3: Nhập lệnh ping theo sau là khoảng trắng và địa chỉ IP hoặc tên miền bạn mua kiểm tra. Ví dụ: bạn có thể nhập vào ping 192.168.1.1 hoặc ping canhrau.com.

Bước 4: Cuối cùng, hãy nhấn phím Enter trên bàn phím và chờ đợi kết quả kiểm tra ping mạng.

Lệnh test ping trên máy tính hình 2

Hướng dẫn cách đọc kết quả kiểm tra ping cua bạn

Khi bạn thực hiện thao tác kiểm tra ping trên máy tính Windows 10, bạn sẽ nhìn thấy kết quả cho 4 thử nghiệm ping khác nhau. Mỗi bài kiểm tra sẽ cho bạn biết thời gian ping và số lượng packet đã nhận hoặc bị mất. Bạn cũng sẽ nhìn thấy thời gian phản hồi ping tối thiểu, tối đa và trung bình tính bằng mili giây.

Lệnh test ping trên máy tính hình 3

Nếu một trong các thử nghiệm ping của bạn cho thấy các packet bị mất hoặc một thời gian phản hồi ping mất nhiều thời gian hơn các packet khác. Đó chính là dấu hiệu cho thấy kết nối Internet của bạn đang có vấn đề.

Nếu như bạn đang thực hiện việc test ping để kiểm tra tốc độ kết nối Internet của mình, thì bạn có thể ping máy chủ Google DNS bằng cách nhập lệnh ping là “ping 8.8.8.8“. Điều này sẽ cho bạn biết nếu kết nối Internet của bạn có vấn đề, thay vì chỉ kết nối với một trang web nhất định.

Để có thể xem kết quả ping liên tục, bạn có thể nối thêm lệnh của mình với dòng “-t“. Lấy ví dụ, bạn có thể nhập là “ping 8.8.8.8 -t” để xem liệu kết nối máy chủ của bạn với Google DNS có hết thời gian hãy không. Và nếu như bạn muốn dừng quá trình kiểm tra, hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + C trên bàn phím của bạn cùng một lúc.

Lệnh test ping trên máy tính hình 4

Bạn sẽ nhìn thấy hai thông báo lỗi chính nếu quá trình kiểm tra ping của bạn trả về kết quả không thành công. Đối với hệ điều hành Windows 10, thì có thể là 2 thông báo lỗi sau đây:

  • Request timed out: Điều này có nghĩa là việc kiểm tra ping của bạn mất nhiều thời gian hơn giới hạn mặc định là 4000 mili giây (4 giây). Lỗi này xảy ra có thể là do tắc nghẽn mạng, tường lửa được cài đặt để chặn lưu lượng truy cập cụ thể, lỗi cáp hoặc cổng kết nối.
  • PING: transmit failed. General failure: Lỗi này xảy ra khi máy tính của bạn không có cài đặt TCP/IP thích hợp hoặc có thể với bộ điều khiển (adapter) mạng nội bộ (mạng LAN) hoặc lỗi Driver, chẳng hạn như bộ định tuyến (Router) hay Wifi.

Nếu bạn nhìn thấy những thông báo lỗi này, có thể bạn sẽ cần khắc phục sự cố mạng. Hãy thử ping các thiết bị khác hoặc tên miền khác xem sự cố này có còn hay không. Hành động này sẽ giúp bạn xác định sự cố đang xảy ra với thiết bị hay kết nối mạng của bạn.

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn sẽ thích