Địa chỉ IP tĩnh là gì? IP tĩnh khác IP động như thế nào?

Tác giả: Thanh Hùng

Địa chỉ IP tĩnh (hay tiếng anh còn gọi là Static IP Address) là một địa chỉ được cấu hình thủ công cho một thiết bị thay vì được chỉ định bởi máy chủ DHCP. Nó được gọi là IP tĩnh bởi vì nó không thay đổi so với IP động, địa chỉ này luôn được thay đổi.

Bộ định tuyến, điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn, laptop và bất cứ thiết bị này khác đều có thể sử dụng địa chỉ IP tĩnh để cấu hình. Điều này có thể thực hiện thông qua thiết bị cung cấp IP như Router, hoặc bằng cách nhập thủ công địa chỉ IP vào chính thiết bị.

Ghi chú: Địa chỉ IP tĩnh đôi khi còn được gọi là địa chỉ IP cố định hoặc địa chỉ IP chuyên dụng.

Tại sao bạn nên sử dụng địa chỉ IP tĩnh?

IP tĩnh là gì cách đặt địa chỉ IP tĩnh hình 1

Một cách khác để nghĩ về địa chỉ IP tĩnh là bạn hãy nghĩ về một cái gì đó giống như địa chỉ email hoặc địa chỉ nhà riêng. Những địa chỉ này không thay đổi – chúng là cố định – và nó giúp việc liên hệ hoặc tìm kiếm một ai đó trở nên vô cùng dễ dàng.

Tương tự như vậy, địa chỉ IP tĩnh sẽ rất hữu ích nếu như bạn lưu trữ một trang web từ nhà có file server trong mạng Internet, sử dụng máy in kết nối mạng Wifi, chuyển tiếp cổng đến một thiết bị cụ thể, chạy máy chủ in hoặc sử dụng các chương trình điều khiển máy tính từ xa (nhu Teamviewer). Vì địa chỉ IP tĩnh không bao giờ thay đổi nên các thiết bị khác luôn biết cách chính xác để kết nối với thiết bị sử dụng địa chỉ IP.

Ví dụ, nếu địa chỉ IP tĩnh được thiết lập cho một thiết bị máy tính trong mạng gia đình, thì khi máy tính có một địa chỉ cụ thể gắn lên nó, một bộ định tuyến có thể được thiết lập để luôn chuyển tiếp một số yêu cầu đến trực tiếp máy tính đó, chẳng hạn như yêu cầu FTP nếu như máy tính muốn chia sẻ tệp qua FTP.

Nếu như không sử dụng địa chỉ IP tĩnh (tức là bạn sử dụng địa chỉ IP động) sẽ là một rắc rối nếu như bạn đang lưu trữ một website, bởi vì với mỗi địa chỉ IP mới mà máy tính nhận được, bạn sẽ phải thay đổi cài đặt router để chuyển tiếp các yêu cầu đến địa chỉ mới đó. Nếu như bạn không làm điều này thì sẽ đồng nghĩa với việc không ai có thể truy cập vào trang web của bạn vì bộ định tuyến sẽ không biết thiết bị nào trong mạng đang phục vụ trang web.

Một ví dụ khác về địa chỉ IP tĩnh tại nơi làm việc là với các DNS Server. Máy chủ DNS sử dụng địa chỉ IP tĩnh để các thiết bị luôn có thể kết nối với chúng. Nếu như địa chỉ IP bị thay đổi thường xuyên, bạn sẽ phải định cấu hình lại các máy chủ DNS đó trên bộ định tuyến router hoặc máy tính của mình để có thể sử dụng được mạng Internet.

Xem thêm:

Với các thiết bị hỗ trợ truy cập máy tính từ xa như Windows Remote Desktop, sử dụng địa chỉ IP tĩnh có nghĩa là bạn luôn có thể truy cập máy tính đó bằng cùng một địa chỉ. Việc sử dụng địa chỉ IP luôn thay đổi (địa chỉ IP động) đòi hỏi bạn phải biết địa chỉ IP đó thay đổi thành bao nhiêu thì mới có thể kết nối máy tính từ xa.

So sánh địa chỉ IP tĩnh và địa chỉ IP động

IP tĩnh là gì cách đặt địa chỉ IP tĩnh hình 2

Đối lập với địa chỉ IP tĩnh, địa chỉ IP động luôn luôn được thay đổi. Nhìn cảm quan thì địa chỉ IP động cũng là một địa chỉ IP thông thường giống như địa chỉ IP tĩnh, nhưng nó không được liên kết vĩnh viễn với một thiết bị. Thêm vào đó, các địa chỉ IP động thường được sử dụng trong một khoảng thời gian cụ thể và sau đó được trả về một nhóm địa chỉ để các thiết bị khác có thể sử dụng chúng.

Một lý do khiến địa chỉ IP động rất hữu ích là nếu như một ISP chỉ sử dụng địa chỉ IP tĩnh cho khách hàng của họ, thì nó sẽ có nguồn cung cấp địa chỉ hạn chế cho khách hàng mới. Trong khi địa chỉ IP động cung cấp các địa chỉ IP được sử dụng lại nếu như chúng chưa được sử dụng ở nơi khác, điều này cung cấp khả năng truy cập mạng Internet cho nhiều thiết bị hơn mức có thể.

Địa chỉ IP tĩnh có giới hạn thời gian chết (downtime). Còn khi IP động có địa chỉ IP mới, bất cứ người dùng nào mà đang được kết nối với địa chỉ IP hiện có sẽ bị xóa khỏi kết nối và phải đợi để tìm một địa chỉ mới. Đây không phải là một thiết lập khôn ngoan nếu máy chủ lưu trữ một trang web, một dịch vụ chia sẻ file hoặc một trò chơi điện tử trực tuyến, bởi vì tất cả chúng đều yêu cầu kết nối phải được hoạt động liên tục.

Trong mạng nội bộ (local network) chẳng hạn như nhà ở và địa chỉ kinh doanh, nơi bạn sử dụng một địa chỉ IP riêng. Hầu hết các thiết bị có thể định cấu hình cho DHCP và do đó chúng sử dụng địa chỉ IP động.

Địa chỉ IP công cộng được gắn cho bộ định tuyến của hầu hết người dùng gia đình và doanh nghiệp là địa chỉ IP động. Các công ty lớn thường không kết nối với mạng Internet thông qua địa chỉ IP động mà thay vào đó họ sử dụng địa chỉ IP tĩnh và không thay đổi để dễ dàng kết nối các thiết bị lại với nhau.

Nhược điểm của việc sử dụng địa chỉ IP tĩnh

Nhược điểm chính của IP tĩnh so với IP động là các thiết bị phải được cấu hình thủ công. Các ví dụ được đưa ra ở trên liên quan đến máy chủ web gia đình, các chương trình truy cập máy tính từ xa yêu cầu bạn thiết lập thiết bị bằng địa chỉ IP và cấu hình bộ định tuyến đúng cách để giao tiếp với địa chỉ cụ thể đó.

Điều này sẽ mất thời gian hơn so với việc cắm vào bộ định tuyến và cho phép nó cung cấp địa chỉ IP động qua DHCP.

Nếu một thiết bị được gán với một địa chỉ IP, ví dụ 192.168.1.110, và bạn truy cập vào một mạng khác cung cấp địa chỉ 10.X.X.X, thì bạn sẽ không thể kết nối với IP tĩnh. Thay vào đó, thiết bị sẽ được cấu hình lại để sử dụng DHCP (hoặc sử dụng IP tĩnh hoạt động với mạng Internet mới đó).

Ngoài ra, vấn đề bảo mật cũng là một nhược điểm khác khi sử dụng địa chỉ IP tĩnh. Một địa chỉ IP không bao giờ thay đổi mang lại cho hacker một khoảng thời gian dài để tìm ra các lỗ hỏng trong mạng của thiết bị. Giải pháp thay thế lúc này đó chính là hãy sử dụng địa chỉ IP động sẽ khiến cho tin tặc phải tìm cách khác để có thể giao tiếp thành công với thiết bị trong mạng.

Cách cài đặt địa chỉ IP tĩnh trên máy tính Windows 10

Các bước để định cấu hình IP tĩnh trong Windows khá giống nhau từ Windows XP cho đến Windows 10. Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt địa chỉ IP tĩnh trên điện thoại và máy tính bảng của mình.

Dưới đây là các bước gán địa chỉ IP tĩnh trong Windows 10 bằng cách sử dụng Control Panel:

Bước 1: Mở Control Panel.

Bước 2: Chọn Network and Sharing Center.

IP tĩnh là gì cách đặt địa chỉ IP tĩnh hình 3

Bước 3: Trong bảng bên trái, bạn click vào nút Change adapter settings.

IP tĩnh là gì cách đặt địa chỉ IP tĩnh hình 4

Bước 4: Tiếp theo nhấn vào mạng bạn đang sử dụng và chọn tùy chọn Properties.

IP tĩnh là gì cách đặt địa chỉ IP tĩnh hình 5

Bước 5: Chọn tùy chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4).

Bước 6: Nhấp vào nút Properties.

IP tĩnh là gì cách đặt địa chỉ IP tĩnh hình 6

Bước 7: Lựa chọn tùy chọn Use the following IP address.

Bước 8: Đặt một địa chỉ IP (lấy ví dụ 10.1.2.220)

Bước 9: Đặt Subnet mask. Thông thường trong mạng gia đình (home network), Subnet mask có giá trị là 255.255.255.0.

Bước 10: Đặt Default gateway. Địa chỉ này thường cũng chính là địa chỉ IP bộ định tuyến Router của bạn (lấy ví dụ 10.1.2.1).

IP tĩnh là gì cách đặt địa chỉ IP tĩnh hình 7

Bước 11: Trong phần Use the following DNS server addresses bạn hãy điền vào mục Preferred DNS server, tốt nhất hãy đặt địa chỉ máy chủ DNS ưa thích của bạn, đây thường là địa chỉ IP Router của bạn hoặc địa chỉ của máy chủ cung cấp DNS (ví dụ 8.8.8.8).

Bước 12(tùy chọn): Đặt máy chủ DNS thay thế, máy tính của bạn sẽ sử dụng máy chủ này nếu như nó không thể kết nối với máy chủ ưu thích (ví dụ 8.8.8.4).

Bước 13: Nhấp vào nút OK.

Bước 14: Click vào nút Close để đóng cửa sổ.

Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn hãy mở trình duyệt web của mình và thử tải một trang web để xem bạn đã cấu hình IP tĩnh đúng hay chưa.


Và đó là tất cả những gì bạn cần biết về địa chỉ IP tĩnh, cũng như cách làm thế nào để thiết lập địa chỉ IP tĩnh trên máy tính Windows 10 của mình. Nếu như bạn còn bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan, đừng ngại để lại lời nhắn trong phần bình luận phí bên dưới cho chúng tôi nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn sẽ thích