Phân biệt chế độ Shutdown, Hibernate và Sleep?

Tác giả: Văn Tùng

Như bạn có biết, bên cạnh lựa chọn Shutdown vẫn còn hai chế độ khác cũng có tính năng gần tương tự: Hibernate và Sleep.  Đây là 3 lựa chọn khi bạn chuẩn bị thực hiện tắt máy tính. Vậy điểm khác nhau giữa 3 chế độ này là gì? Các bạn hãy tham khảo bài viết bên dưới để tìm câu trả lời nhé.

Chế độ Sleep Windows 10 là gì?

Chế độ Sleep (chế độ ngủ) trong Windows 10 là một chế độ tắt máy tạm thời. Bạn có thể khởi động máy lại và làm việc bình thường. Thời gian khởi động lại của Sleep sẽ nhanh hơn chế độ Hibernate. Điểm trừ duy nhất là khi bạn sử dụng chế độ này, đó là Máy tính hay Laptop của bạn vẫn sẽ sẽ cần được cung cấp điện năng để hoạt động (tuy nhiên không đáng kể).

Chế độ Sleep là gì

Chế độ Hybrid Sleep là gì?

Hybrid Sleep là chế độ “lai” giữa Sleep và Hibernate. Khi bạn kích hoạt chế độ này, các dữ liệu đang sử dụng sẽ được lưu trữ đồng thời trên cả hai vị trí là ổ cứng máy tính và bộ nhớ RAM. Điều này sẽ làm giảm bớt lượng điện năng tiêu thụ so với chế độ Sleep thông thường.

Thông thường, tính năng này không được kích hoạt sẵn. Bạn cần phải kích hoạt chế độ Hybrid Sleep lên thì mới sử dụng được nhé.

Xem thêm bài viết chế độ Hibernate là gì? để hiểu rõ hơn bạn nhé.

Phân biệt các chế độ Shutdown, Hibernate và Sleep

  1. Chế độ Shutdown: Đây là lựa chọn khá quen thuộc với khá nhiều người khi sử dụng máy tính. Đúng như tên gọi của nó, khi bạn lựa chọn chế độ này, máy tính sẽ được tắt hoàn toàn. Mọi tập tin, dữ liệu sẽ được đóng lại và tắt cũng hệ điều hành. Ở lựa chọn này nó gần giống như chế độ hibernate. Tuy nhiên, khi bắt đầu khởi động lại thì bạn sẽ phải tự mở lại các chương trình từ đầu. Tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng ổ cứng HDD thì thời gian khởi động sẽ dao động từ 3 đến 5 phút.
  2. Chế độ Sleep (chế độ ngủ trưa): hay còn có cái tên khác là chế độ Standby (thường thấy trong Windows XP). Chế độ Sleep thường được sử dụng khi bạn đi ăn trưa hoặc ngủ trưa. Lựa chọn này giúp máy tính tiết kiệm điện năng hơn khá nhiều so với khi sử dụng bình thường. Chế độ này có ưu điểm là thời gian khởi động khá nhanh.
  3. Chế độ Hibernate (chế độ ngủ đông): sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc nếu như bạn không có nhu cầu sử dụng máy tính trong một khoảng thời gian dài và không muốn phải đóng tất cả các tài liệu đang sử dụng. Khi lựa chọn chế độ này, mọi thông tin của máy tính sẽ được lưu trữ trên ổ cứng HDD hoặc SSD. Khi bạn kích hoạt máy tính trở lại thì mọi thông tin được lưu trữ trong ổ cứng sẽ được chuyển từ ổ cứng qua bộ nhớ RAM một cách nhanh chóng.Phân biệt các chế độ Shutdown, Hibernate và Sleep

Nên lựa chọn Sleep, Hibernate hay Shutdown cho máy tính Windows 10?

Mỗi chế độ đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng máy mà các bạn hãy chọn ra chế độ phù hợp.

Shutdown: Thường dùng cho trường hợp bạn đã hoàn thành các công việc trong ngày. Lựa chọn này sẽ giúp cho máy tính của bạn được nghỉ ngơi hoàn toàn.

Hibernate: Thích hợp sử dụng trong trường hợp nếu như bạn chưa hoàn thành công việc vào tối hôm trước nhưng vẫn muốn tiếp tục thực hiện vào sáng ngày hôm sau. Ở chế độ này, máy tính vẫn sẽ tiêu thụ một lựa điện năng nhỏ hơn chế độ Sleep (do không cần cung cấp nguồn điện để cho bộ nhớ RAM hoạt động). Thời gian khôi phục dữ liệu sẽ lâu hơn chế độ Sleep một tí.

Sleep: Sử dụng trong trường hợp bạn đi ra ngoài ăn trưa. Lựa chọn này sẽ tiêu thụ điện năng nhiều hơn so với chế độ Hibernate. Tuy nhiên, chế độ Sleep có thời gian khởi động lại nhanh nhất trong ba chế độ.

Nên lựa chọn Sleep, Hibernate hay Shutdown cho máy tính Windows 10?

Trên đây là bài so sánh tính năng giữa ba chế độ Shutdown, HibernateSleep. Tùy vào mục đích sử dụng máy tính mà các bạn hãy lựa chọn chế độ phù hợp nhé.

Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.

Có thể bạn sẽ thích