Ngày nay, máy tính là phương tiện không thể thiếu được mọi người dùng để làm việc, học tập và lưu trữ thông tin…Trong quá trình sử dụng máy tính, nhiều người gặp phải tình trạng đó là máy tính khởi động lại liên tục. Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi này và mỗi nguyên nhân có cách khắc phục khác nhau. Nếu máy tính, laptop của bạn gặp lỗi khởi động lại liên tục thì mời bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết này nhé!
Nếu máy tính của bạn đang chạy bình thường tự nhiên tắt nguồn liên tục thì việc đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra xem máy tính của mình có bị nhiễm virus hay không? Trong thời đại mà internet phát triển với tốc độ chóng mặt thì máy tính bị nhiễm virus là nguyên nhân khá phổ biến gây ra lỗi khởi động lại liên tục.
Để đề phòng trường hợp máy tính tự khởi động lại liên tục do bị nhiễm virus thì bạn nên sử dụng các phần mềm diệt virus có khả năng bảo vệ mạnh mẽ như: Avast Free Antivirus, AVG Anti-virus Free Edition, Bitdefender Antivirus Free Edition…
Đồng thời, người dùng cần nhanh chóng ngắt kết nối mạng, sau đó tiến hành quét virus cho hệ thống trên máy tính. Để đảm bảo bạn đã loại bỏ hết virus khỏi máy tính của mình thì bạn nên ghost lại hoặc cài mới hoàn toàn hệ điều hành.
Ngoài ra, bạn cũng nên tạo sẵn một chiếc USB Boot có khả năng cứu hộ máy tính trong trường hợp thiết bị xảy ra lỗi máy tính thường xuyên bị tắt nguồn và khởi động lại liên tục.
Nếu đã thực hiện các biện pháp trên nhưng máy tính vẫn bị lỗi khởi động lại liên tục, tự động reset hay tắt máy giữa chừng khi đang dùng thì bạn nên kiểm tra lại phần cứng để khắc phục kịp thời.
Lỗi máy tính tự tắt khi đang sử dụng cũng có thể do ổ cứng máy tính (HDD) có những Sector bị lỗi hoặc hoạt động không tốt. Khi bạn mở một file nằm trong Sector bị lỗi này thì ngay lập tức hệ thống sẽ tự khởi động lại. Đây là vấn đề thường xuyên xảy ra trên hệ điều hành Windows 10 và gây bất tiện cho người dùng.
Để khắc phục lỗi máy tính khởi động lại liên tục do ổ cứng bị Bad Sector bạn chỉ việc dùng USB Boot truy cập nhanh vào PC Windows để kiểm tra và tìm ra lỗi Bad Sector. Trong trường bạn chưa có USB Boot thì có thể thực hiện theo cách đơn giản như sau:
Bước 1: Bạn vào This PC và chọn phân vùng cần kiểm tra, sau đó click chuột phải chọn thẻ Properties.
Bước 2: Ở cửa sổ Properties, bạn chọn vào thẻ Tools sau đó chọn lệnh Check.
Bước 3: Khi hộp thoại xuất hiện, bạn nhấn Scan Drive để tiến hành quét và sửa lỗi ổ cứng của máy tính.
Nếu như ổ cứng máy tính của bạn không bị lỗi thì bạn hãy chuyển qua các giải pháp sửa lỗi tiếp theo nhé.
Card màn hình đang bị quá tải cũng chính là một trong số các nguyên nhân khiến máy tính tự tắt nguồn và khởi động lại liên tục. Khi driver quản lý VGA của máy tính bị lỗi sẽ làm card màn hình hoạt động không tốt và gây ra lỗi này. Bên cạnh đó, nếu sử dụng các phần mềm ứng dụng đồ họa cao thì card đồ họa cũng dễ bị quá tải. Điều này khiến máy tính của bạn tự động khởi động lại hoặc có thể tắt nguồn đột ngột.
Để tránh lỗi card màn hình, người dùng phải thường xuyên cập nhật các phiên bản driver mới nhất, để tránh phát sinh lỗi trong suốt quá trình sử dụng.
Khi máy tính lỗi card màn hình thì bạn cần kiểm tra xem thiết bị đã được cài đặt đúng hay chưa. Nếu cài đặt chưa đúng thì bạn có thể lên trang chủ của hãng để tải về driver tương ứng. Trong trường hợp, card màn hình đã cài đặt đúng nhưng vẫn không thể khắc phục lỗi thì bạn hãy nâng cấp driver của card màn hình lên phiên bản mới nhất nhé!
Một nguyên nhân gây lỗi máy tính đang chạy tự nhiên tắt nguồn đột ngột thì không thể bỏ qua đó trường hợp RAM (bộ nhớ trong) bị lỏng, khả năng xảy ra lỗi này là khá cao. RAM bị lỏng là do chân RAM với bo mạch chủ (mainboard) tiếp xúc không tốt khiến cho việc kết nối tín hiệu giữa hai thiết bị không liên tục. Từ đó dẫn đến việc máy tính khởi động lại liên tục, hoặc bị tắt nguồn khi đang sử dụng giữa chừng.
Một dấu hiệu đơn giản để biết RAM bị lỏng đó là khi khởi động máy, hệ thống có thông báo âm thanh “bíp bíp…”. Người dùng cần chú ý đến điểm này để phát hiện và khắc phục lỗi kịp thời.
Để tránh RAM bị lỏng, bạn cần thường xuyên làm vệ sinh máy tính, chân RAM, khe cắm RAM,… Trong trường hợp bộ nhớ RAM có dung lượng thấp thì bạn nên nâng cấp để tránh trường hợp máy tính, laptop bị thiếu ram và gây ra lỗi.
Khi máy tính bị lỏng RAM thì bạn cần tháo ngay RAM ra khỏi máy để vệ sinh chân tiếp xúc, sau đó dùng vải mềm hoặc chổi vệ sinh để làm sạch khe cắm RAM trên mainboard.
Pin CMOS là pin nhỏ, hình tròn giống cúc áo dùng để cung cấp năng lượng cho chip CMOS. Khi pin này hết sẽ làm máy tính bị lỗi khởi động lại liên tục. Tuổi thọ của Pin CMOS khoảng 10 năm, do đó lỗi Pin CMOS bị hết rất ít xảy ra, tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ.
Bạn có thể thử thay một viên pin CMOS mới cho máy tính để khắc phục sự cố.
Ngoài ra, bạn cũng nên làm sạch những nơi vị trí tiếp xúc giữa pin CMOS và Mainboard bị gỉ sét để tăng độ tiếp xúc của pin với mainboard.
Khi nguồn điện máy tính bị yếu do bộ nguồn không cung cấp đủ công suất sẽ dẫn đến máy tính của bạn bị lỗi phải khởi động lại liên tục hoặc tắt nguồn. Nguồn điện yếu, không đủ công suất có thể gây ra những hỏng hóc về phần cứng. Tuy nhiên nhiều người dùng vẫn chưa quan tâm lắm đến bộ nguồn.
Để biết nguồn điện cung cấp cho máy tính có ổn định hay không bạn có thể sử dụng phần mềm SpeedFan để theo dõi. Tuy nhiên, độ chính xác của phần mềm này không thể bằng các thiết bị chuyên dụng. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là nên hãy sử dụng bộ nguồn có công suất thực từ 400W trở lên để đảm bảo máy tính của mình luôn được cung cấp đủ điện.
Sử dụng bộ nguồn phù hợp với công suất tiêu thụ của hệ thống là điều kiện quan trọng để đảm bảo nguồn điện cho máy tính hoạt động ổn định. Ngoài ra, nguồn điện trong nhà cũng cần phải được ổn định bằng các thiết bị ổn áp. Đây là điều rất cần thiết đối với máy tính mà bạn đang sử dụng.
Có rất nhiều người thường có thói quen sử dụng máy tính liên tục không ngừng nghỉ, không sử dụng quạt tản nhiệt nên đã làm nhiệt độ của các thiết bị bên trong máy tính bị tăng cao. Nhiệt độ máy tính cao trong một thời gian dài làm keo tản nhiệt bị khô dẫn đến nóng chip và hệ thống. Để bảo vệ an toàn cho con chip, hệ thống và các thiết bị khác máy tính sẽ tự động bị reset hoặc tắt nguồn khi đang hoạt động giữa chừng .
Để giữ cho nhiệt độ máy tính không quá cao, bạn nên thường xuyên kiểm tra keo tản nhiệt cũng như khả năng hoạt động của quạt tản nhiệt. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần hạn chế việc sử dụng máy tính trong thời gian dài và liên tục. Máy tính cũng cần “nghỉ ngơi” để duy trì nhiệt độ ổn định, tránh tình trạng nhiệt độ lên quá cao.
Khi nhiệt độ máy tính lên quá cao bạn có thể mở máy ra để kiểm tra và vệ sinh cho quạt tản nhiệt. Nếu quạt tản nhiệt hoạt động tốt mà nhiệt độ máy tính vẫn cao thì phải bôi thêm một lớp keo tản nhiệt cho chip. Gắn thêm quạt gió cũng là việc quan trọng nên làm để tản nhiệt cho toàn bộ thiết bị.
PIN Laptop là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra lỗi máy tính bị khởi động lại liên tục. Sau khi sử dụng một thời gian dài, Pin của bạn sẽ dần bị chai và “lão hóa”, không còn ổn định như lúc ban đầu.
Để xác định xem nguyên nhân lỗi có phải là do pin gây ra hay không bạn hãy tháo rời nó ra khỏi máy tính xách tay của mình. Sau đó, sử dụng nguồn điện trực tiếp từ cục nạp xem có còn tình trạng máy tính tự động tắt nguồn nữa hay không. Nếu máy tính không tự động tắt nguồn nữa thì chắc chắn lỗi là do pin laptop rồi. Bạn nên mua pin mới để thay thế cho máy tính của mình.
Bài viết này đã vừa hướng dẫn cho bạn 8 cách sửa lỗi máy tính khởi động lại liên tục đơn giản và hiệu quả nhất Hy vọng trong quá trình sử dụng máy tính, laptop thì những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.
Nguồn bài viết: Canhrau
RAM và ROM là các bộ nhớ không thể thiếu được trong hệ thống phần…
Chiếc iPad của bạn có quá nhiều ứng dụng hiển thị trên màn hình. Có…
Hiện nay, sơ đồ tư duy đã không còn xa lạ gì với chúng ta…
Telegram là ứng dụng nhắn tin và gọi điện video miễn phí qua Internet nổi…
Windows 7 là hệ điều hành có tính ổn định cao và vẫn thường xuyên…
Youtube là một trong những nền tảng xã hội bậc nhất hiện nay. Nơi đây…