Categories: Điện thoại

Hướng dẫn 6 cách tăng tốc độ Wifi cho điện thoại hiệu quả nhất

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì kết nối Internet là cánh cửa để mở ra thế giới. Với một chiếc điện thoại thông minh có khả năng bắt sóng wifi tốt để kết nối Internet, bạn có thể nắm bắt mọi thông tin, trò chuyện, hay giải quyết công việc….

Nếu điện thoại bắt sóng Wifi yếu hoặc chập chờn sẽ gây gián đoạn công việc, thậm chí là thiệt hại về kinh tế cho mọi người. Làm cách tăng tốc độ Wifi cho điện thoại thì đang được rất nhiều người tìm kiếm trên các diễn đàn hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn những cách làm wifi mạnh hơn trên điện thoại rất đơn giản mà không phải ai cũng biết.

Nguyên nhân điện thoại bắt sóng Wifi kém?

Nguyên nhân dẫn đến điện thoại bắt sóng wifi kém

Khi điện thoại bắt sóng wifi kém, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra. Từ đó mới đưa ra cách khắc phục phù hợp. Một số nguyên nhân làm khả năng bắt sóng Wifi trên điện thoại mà chúng ta thường gặp phải như:

  • Trong bạn nhà có quá nhiều các thiết bị kết nối wifi như bóng đèn thông minh, ổ cắm điện thông minh, camera giám sát,…Hoặc có thể do các thành viên trong gia đình đã kết nối WiFi vào cùng 1 thời điểm.
  • Vị trí wifi chưa hợp lý: Nếu router/modem đặt ở vị trí quá xa hoặc quá khuất thì điện thoại sẽ bắt sóng wifi kém hơn. Bên cạnh đó, bạn đặt router/modem trong phòng kín có tường dày và nhiều đồ vật sẽ làm sóng wifi bị cản trở và yếu đi rất nhiều.
  • Có nhiều điện thoại thiết lập, cài đặt chưa phù hợp cũng là một nguyên nhân làm sóng wifi yếu hoặc chập chờn.
  • Nếu chip wifi bị hư hỏng thì sóng wifi sẽ bị yếu đi.
  • Nhiều người thường tải phim hoặc game về điện thoại, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho điện thoại bắt sóng wifi yếu. Phim hoặc game tải về có dung lượng càng cao sẽ thì tốc độ kết nối internet của điện thoại càng chậm.
  • Điện thoại của bạn được dùng trong thời gian dài sẽ khiến cho tốc độ kết nối wifi chậm lại đáng kể. Cùng với đó, Driver của điện thoại cũ kỹ và không cập nhật thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng bắt sóng Wifi.

Hướng dẫn 6 cách tăng tốc độ Wifi trên điện thoại hiệu quả nhất

Mỗi nguyên nhân gây nên tình trạng điện thoại bắt sóng wifi kém thì sẽ có cách khắc phục khác nhau. Những cách làm wifi mạnh hơn cho điện thoại, cực đơn giản mà bạn có thể áp dụng trên cả hệ điều hành Android, iOS như phần hướng dẫn dưới đây của bài viết.

Đặt modem Wifi ở nơi không có vật cản

Để có thể làm wifi mạnh hơn trên điện thoại thì một trong những đầu tiên bạn nên làm đó là hãy đặt modem wifi ở các vị trí cao như trên đầu tủ hoặc đính lên tường. Vì sóng wifi di chuyển theo cả chiều ngang và chiều dọc nên với vị trí cao sóng wifi sẽ phát đi rộng và xa hơn rất nhiều.

Bạn cũng nên đặt modem wifi ở những nơi rộng rãi và thông thoáng, không có vật cản. Đặc biệt là đồ vật bằng kim loại hoặc vật chứa nước như bể cá… vì những địa điểm này giúp tín hiệu wifi ổn định hơn.

Đặt modem wifi lên cao hoặc đính lên tường

Cầm điện thoại đúng cách

Trên các smartphone, bộ phận thu phát tín hiệu sóng thường chạy dọc theo thân máy. Khi sử dụng điện thoại có thể bạn đã che chắn bộ phận này làm cho sóng wifi điện thoại bị yếu. Vì vậy, để sóng wifi luôn khỏe và ổn định thì bạn cần đảm bảo cầm điện thoại đúng cách, không làm ảnh hưởng đến tốc độ thu phát sóng của thiết bị.

Thử quên mạng Wifi và kết nối lại

Nếu bạn đặt modem wifi ở nơi không có vật cản và cầm điện thoại đúng cách mà sóng wifi vẫn yếu thì hãy thử quên mạng wifi và kết nối lại. Cách thực hiện gần giống nhau trên cả những thiết bị chạy hệ điều hành Android và iOS.

Bạn hãy mở ứng dụng Cài đặt trên điện thoại của mình và chọn Wifi, Tiếp đến chọn wifi mà mình đang dùng, sau đó nhấn vào chữ Xóa mạng này (Quên mạng này).

Truy cập vào wifi đang dùng và bấm vào quên mạng này

Tiếp đến, bạn hãy nhấn vào Quên (Xóa) để xác nhận và sau đó truy cập lại vào địa chỉ wifi cũ.

Thay đổi định cấu hình IP trên điện thoại

Thay đổi định cấu hình IP điện thoại cũng là một cách tăng tốc độ Wifi cho điện thoại. Chỉ cần vài thao tác đơn giản bạn đã có thể thực hiện ngay trên điện thoại của mình.

Mở ứng dụng Cài đặt trên điện thoại của bạn và chọn Wifi, tiếp đến chọn biểu tượng chữ i bên cạnh Wifi đang kết nối.

Tiếp theo chọn Định cấu hình IP. Ở giao diện định cấu hình, bạn chọn Thủ công. Tại hộp IP thủ công, bạn nhập cấu hình mới cho điện thoại gồm Địa chỉ IP nhập 8.8.8.8, Mặt nạ mạng con nhập 255.255.0.0 sau đó nhấn Lưu. Vậy là bạn đã hoàn thành việc thay đổi định cấu hình IP cho điện thoại của mình.

Thay đổi định cấu hình IP điện thoại

Thay đổi băng tần nhận sóng trên điện thoại thành 5 Ghz

Phần lớn các thiết bị phát Wifi hiện nay đều sử dụng băng tần 5 Ghz để truyền tải tín hiệu vì chất lượng và độ ổn định cao hơn 2.4 Ghz. Tuy nhiên, nhiều thiết bị điện thoại vẫn sử dụng băng tần nhận sóng 2.4 Ghz nên dẫn đến điện thoại bắt sóng wifi kém.

Để điện thoại bắt sóng wifi khỏe hơn cần đổi băng tần nhận sóng của điện thoại từ 2.4 Ghz sang 5 Ghz. Bạn có thể thay đổi băng tần nhận sóng trên điện thoại của mình bằng vài thao tác đơn giản như sau:

Mở ứng dụng Cài đặt trên điện thoại chọn rồi chọn Wifi, ở giao diện wifi chọn Nâng cao, tiếp đến chọn Dải tần Wifi và chuyển sang 5 Ghz. Sau khi đổi sang băng tần Wifi 5 GHz, điện thoại sẽ có thể bắt sóng wifi ổn định hơn.

Thay đổi băng tần nhận sóng thành 5Ghz

Sử dụng bộ mở rộng sóng wifi

Bộ mở rộng sóng wifi là thiết bị hỗ trợ tín hiệu wifi, làm cho điện thoại có khả năng bắt sóng mạnh hơn và làm tăng phạm vi kết nối wifi tăng lên. Đây là thiết bị được rất nhiều người sử dụng để giữ cho tín hiệu wifi luôn ổn định khi truyền đến các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng và laptop. Kết nối wifi đến điện thoại và các thiết bị sẽ cực kỳ mượt mà khi có sự hỗ trợ của bộ mở rộng sóng.

Bộ mở rộng sóng wifi


Bài viết trên đây đã vừa hướng dẫn cho bạn 6 cách làm tăng khả năng tốc độ bắt sóng Wifi cho điện thoại của bạn. Hy vọng những điều này sẽ giúp bạn cải thiện được chất lượng Wifi trên “dế yêu” của mình. Chúc các bạn thành công và có những trải nghiệm thú vị với bài viết này.

Nguồn bài viết: Canhrau

5 đánh giá 5 (1 Vote)
Tác giả
Nguyễn Long

Bài viết gần đây

RAM là bộ nhớ trong hay ngoài? Sự khác nhau giữa RAM và ROM

RAM và ROM là các bộ nhớ không thể thiếu được trong hệ thống phần…

05/10/2022

Cách ẩn ứng dụng trên iPad đơn giản nhất 2022

Chiếc iPad của bạn có quá nhiều ứng dụng hiển thị trên màn hình. Có…

04/10/2022

Top 7 phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí tốt nhất 2022

Hiện nay, sơ đồ tư duy đã không còn xa lạ gì với chúng ta…

04/10/2022

Hướng dẫn 2 cách xóa tài khoản Telegram đơn giản nhất

Telegram là ứng dụng nhắn tin và gọi điện video miễn phí qua Internet nổi…

01/10/2022

Hướng dẫn 3 cách điều chỉnh độ sáng màn hình máy tính Win 7

Windows 7 là hệ điều hành có tính ổn định cao và vẫn thường xuyên…

30/09/2022

Hướng dẫn 2 cách tải video Youtube 4K chất lượng cao đơn giản nhất 2022

Youtube là một trong những nền tảng xã hội bậc nhất hiện nay. Nơi đây…

30/09/2022