Chắc hẳn bạn đã đôi lần nghe thấy cụm từ GPU. Tuy nhiên, GPU là gì? Nó có chức năng ra sao? Sự khác nhau giữa CPU và GPU là gì? Nhiệt độ GPU khi hoạt động bình thường là bao nhiêu thì không phải ai cũng biết. Khi tìm hiểu trên mạng internet có rất nhiều kết quả được trả về. Tuy nhiên không phải bài viết nào cũng có đầy đủ các thông tin trên cho bạn, không thỏa mãn sự tò mò của mình cho bộ phận này. Do đó, trong nội dung bài viết ngắn dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp những thông tin trên một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về GPU.
GPU có tên đầy đủ là Graphics Processing Unit, dịch ra tiếng việt là bộ xử lý các tác vụ có liên quan đến lĩnh vực đồ họa. Vậy GPU là gì? GPU là một bộ xử lý chuyên dùng để xử lý những vấn đề liên quan đến việc hiển thị hình học của máy tính. Có nhiệm vụ đảm bảo các tác vụ liên quan đến hình ảnh hay hình khối luôn được chuẩn xác nhất.
Bộ xử lý đồ họa này có liên kết chặt chẽ đến vi xử lý trung tâm CPU. Nhưng về cơ chế hoạt động thì chúng hoàn toàn khác nhau. Tính đến thời điểm hiện tại thì GPU đã và đang được tích hợp rất nhiều tính năng hiện đại. Từ đó cung cấp cho người dùng những trải nghiệm thú vị nhất về ứng dụng đồ họa cơ bản trên máy tính.
GPU cũng chính là một con chip điện tử. Tuy nhiên, nó có chức năng như một bộ vi xử lý riêng của card đồ họa. Bản thân GPU có đủ khả năng cũng như sức mạnh để xử lý tất cả các vấn đề có liên quan đến hình ảnh, đồ họa có trên máy tính. Hiện tại, hai chip đồ họa được sử dụng nhiều nhất chính là NVIDIA và AMD.
GPU là một trong những bộ phận có trong máy tính. Vì thế nó đảm nhiệm rất nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau như:
Ngoài ra, các ứng dụng cơ bản nhất của GPU là sử dụng hệ thống nhúng, máy tính xách tay, máy tính chuyên dụng dành cho các game thủ, hay các trạm Workstation. Hiện nay GPU xuất hiện nhiều ở các laptop cá nhân, bạn có thể kiểm tra thông số của bộ phận này ở mục card đồ họa hoặc Mainboard một cách khá đơn giản.
Xem thêm: Hướng dẫn 5 cách xem thông tin card màn hình trên máy tính
Cả CPU và GPU đều được tạo ra từ hàng trăm triệu bóng dẫn, và chúng có thể xử lý được rất rất nhiều hoạt động mỗi ngày. Có lẽ vì thế mà hiện nay có rất nhiều thường nhầm GPU với CPU. Thế nhưng trong thực tế cấu tạo, công dụng cũng như hiệu quả vận hành của hai bộ phận này hoàn toàn khác biệt. Cụ thể:
CPU được ví là cơ quan đầu não của máy tính, nó đóng vai trò phân tích và xử lý dữ liệu được truyền tải đến máy tính nhờ định dạng của các tệp lệnh. Còn GPU lại có thực hiện vai trò xử lý các khối dữ liệu hình ảnh, đồ họa hay video. Cùng với đó GPU còn có thể hỗ trợ xử lý các thông tin đa luồng, song song cùng bộ nhớ ở tốc độ cao.
Từ thực tế cho thấy có đến 80% Transistors của GPU đảm nhiệm vai trò tính toán dữ liệu. Nhưng không thể nhận và điều khiển luồng thông tin như CPU. Chính vì thế, GPU luôn nằm ở cấp độ phân giải thấp hơn so với CPU và đóng vai trò là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho CPU.
Thường thường GPU ở dạng Card rời hay iGPU được tích hợp sẵn trên vi xử lý CPU, nên khi hoạt động chúng sẽ sinh ra nhiệt. Chính vì vậy, khi thực hiện các thao tác đồ họa nặng từ việc chạy ứng dụng đến việc xử lý hình ảnh trong chơi game sẽ khiến cho nhiệt độ của GPU tăng. Tác vụ càng nặng, yêu cầu xử lý càng phức tạp thì nhiệt độ của GPU càng tăng cao. Nếu máy tính của bạn không có các phương pháp tản nhiệt tốt thì rất có thể sẽ khiến cho máy tính gặp một số vấn đề xấu cho linh kiện.
Có thể bạn quan tâm:
Vậy nhiệt độ GPU bao nhiêu là bình thường? Theo các kỹ sư điện tử thì nhiệt độ tốt nhất của GPU là nằm trong khoảng từ 60 đến 70 độ C. Nhiệt độ tối đa của GPU thường dao động trong khoảng từ 70 đến 80 độ C. Tuy nhiên, khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép thì bạn cần phải kiểm tra hệ thống tản nhiệt của card màn hình máy tính hoạt động có tốt không? Nếu không bạn cần bổ sung các biện pháp tăng cường tản nhiệt hiệu quả hơn cho hệ thống máy tính của mình.
Trên đây là những thông tin cơ bản về GPU. Hy vọng với những thông tin được cập nhật trên đây đã giúp bạn hiểu được GPU là gì? Chức năng nhiệm vụ và sự khác nhau giữa GPU và CPU ra sao? Nhiệt độ tốt nhất dành cho bộ phận này trên máy tính là bao nhiêu. Từ đó có cách sử dụng đúng cách và hợp lý nhất cho PC của mình.
RAM và ROM là các bộ nhớ không thể thiếu được trong hệ thống phần…
Chiếc iPad của bạn có quá nhiều ứng dụng hiển thị trên màn hình. Có…
Hiện nay, sơ đồ tư duy đã không còn xa lạ gì với chúng ta…
Telegram là ứng dụng nhắn tin và gọi điện video miễn phí qua Internet nổi…
Windows 7 là hệ điều hành có tính ổn định cao và vẫn thường xuyên…
Youtube là một trong những nền tảng xã hội bậc nhất hiện nay. Nơi đây…