Nếu bạn đã từng mua sắm các bộ phận máy tính, linh kiện điện tử hay phần mềm trực tuyến thì chắc hẳn bạn đã từng thấy qua cụm từ viết tắt OEM. Ký hiệu này là chữ viết tắt của hãng sản xuất gốc và nó thường được gán vào các sản phẩm phần cứng hoặc phần mềm và có mức giá rẻ hơn các sản phẩm bán lẻ thông thường.
Điều này sẽ làm cho bạn băn khoăn tự hỏi rằng: Có nên mua một sản phẩm OEM hay không, có điều gì sẽ khiến bạn gặp rắc rối sau này không? Thật sự là chúng khác với các sản phẩm bán lẻ thông thường (retail product) và điều quan trọng nhất là bạn cần phải biết được sự khác biệt của những loại sản phẩm này.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhanh hàng OEM là gì? Bao gồm những mặt hàng nào? Và những điểm lưu ý cần biết trước khi mua sản phẩm mang thương hiệu OEM nhé.
Như đã đề cập, OEM là viết tắt của cụm từ “nhà sản xuất thiết bị gốc”. Từ viết tắt không phải là nói về người bán sản phẩm mà thay vào đó thể hiện rằng sản phẩm này được bán cho ai.
Các sản phẩm phần cứng hoặc phần mềm mang thương hiệu OEM thường được đóng gói để phân phối cho các công ty xây dựng hệ thống, giống như Dell hay Apple. Những công ty này được gọi là những nhà sản xuất thiết bị gốc.
Đó là lý do giải thích vì sao các sản phẩm OEM thường không được bán trong một chiếc hộp hay đóng gói đơn giản thay vì bao bì bán lẻ. Bởi vì những thiết bị này không được thiết kế để lên kệ trưng bày bán lẻ.
Và hầu hết các cửa hàng bán lẻ sẽ không bao giờ bán những sản phẩm OEM. Tuy nhiên, những cửa hàng trực tuyến hay sàn thương mại điện tử online thì thường không quá quan tâm đến bao bì bán lẻ, chính vì vậy, họ sẽ rất vui mừng để tích trữ những sản phẩm OEM này và bán chúng cho khách hàng.
Những nhà bán lẻ này biết rằng có rất nhiều người đang tìm kiếm mức giá bán thấp nhất có thể. Đừng lo lắng, việc mua một sản phẩm OEM là hoàn toàn hợp pháp. Nhưng sẽ có những quy định kèm theo sản phẩm mà bạn cần phải chấp nhất bằng cách mua nó.
Chính xác thì các sản phẩm phần ứng dạng OEM hoàn toàn giống nhau về khả năng và hiệu suất như các sản phẩm đang được bày bán trên thị trường. Ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang hay một số card mở rộng PCI là các loại linh kiện phổ biến nhất thường được cung cấp dưới dạng hàng OEM. Các dòng sản phẩm khác cũng có thể được đặt hàng theo dạng OEM nhưng với số lượng hạn chế hơn.
Tuy nhiên, những sản phẩm này thường không được tích hợp các tính năng, phần mềm hỗ trợ – kể cả những phần mềm quan trọng với hoạt động của phần cứng. Lấy ví dụ, vi xử lý máy tính OEM thường sẽ không hỗ trợ bán cho người dùng phổ thông. Card màn hình đồ họa hay ổ cứng SSD khi được xuất xưởng sẽ không bao gồm vỏ hộp và dây cáp kết nối đi kèm mà bạn cần phải tìm mua thêm ở bên ngoài trong trường hợp cần sử dụng.
Bên cạnh đó, những sản phẩm này cũng có thể bị hạn chế về điều kiện bảo hành. Khi so sánh với chế độ bảo hành của sản phẩm thương mại (retail product), thời gian bảo hành của dòng sản phẩm này có thể bị giảm bớt hoặc không tồn tại. Đó là bởi vì nó mong chờ các nhà sản xuất hệ thống sẽ tự cung cấp giới hạn bảo hành cho người dùng.
Khi quyết định mua những thiết bị linh kiện OEM từ nhà sản xuất, bạn có thể nhận thấy nó sẽ không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp của hãng sản xuất mà phải thông qua một hệ thống phân phối khác nhỏ hơn.
Hệ điều hành Windows là ví dụ phổ biến nhất về phần mềm OEM và thường được mọi người tự xây dựng theo quy trình của riêng họ, tuy nhiên cũng có các phiên bản OEM đi kèm hệ thống bảo mật, tiện ích hệ thống và hỗ trợ phần mềm cập nhật đầy đủ lâu dài.
Khi bạn mua những phần mềm này, bạn thường chỉ được cung cấp một chiếc hộp nhỏ, bên trong chứa phần mềm và một License Key mà không nhận được bất kỳ tài liệu hướng dẫn sử dụng nào kèm theo. Trong thực tế, hầu hết các phần mềm được cung cấp được dạng OEM đều không nhận được những hỗ trợ công nghệ mới nhất từ hãng sản xuất.
Xem thêm: Cách kích hoạt hệ điều hành Windows 10 với Product Key
Các phần mềm OEM thường được cấp giấy phép sử dụng theo cơ sở từng hệ thống riêng lẻ, điều này có nghĩa là bạn sẽ không thể cài đặt nó lên một chiếc máy tính khác. Về lý thuyết chính là một phiên bản phần mềm OEM của Windows sẽ gắn liền với hệ thống máy tính mà bạn đã cài đặt nó. Đây cũng là điểm hạn chế của những sản phẩm phần mềm OEM, nó có thể có giá thấp hơn nhưng bạn có thể sẽ cần mua lại phần mềm trong trường hợp bạn thay đổi PC hay nâng cấp bo mạch chủ (mainboard).
Để kích hoạt lại hệ điều hành, yêu cầu bạn phải liên hệ với bộ phận dịch vụ khách hàng của họ. Cũng như xóa bỏ yêu cầu bản quyền (watermark) ở góc dưới màn hình Windows 10.
Xem thêm: Windows 10 OEM có nghĩa là gì? Nó có gì khác so với phiên bản Windows 10 thường
Việc mua sắm hàng OEM là hoàn toàn an toàn và hợp pháp, tuy nhiên bạn cần nhận thức được những rủi ro kèm theo khi sử dụng loại sản phẩm này.
Bạn sẽ tiết kiệm tiết kiệm được một khoản tiền kha khá khi mua các sản phẩm OEM, nhưng khi gặp vấn đề cần xử lý thì bạn sẽ nhận thấy mình hoàn toàn không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào. Điều đó có thể được xử lý ổn thỏa nếu bạn rành về kĩ thuật công nghệ, còn nếu không phải, phiên bản bán lẻ sẽ phù hợp với bạn hơn.
Số tiền giảm giá mà bạn có thể nhận được sẽ tùy thuộc vào từng loại sản phẩm và chính sách của nhà bán lẻ. Ví dụ, một phần mềm diệt virus OEM thường có mức giá rẻ hơn từ 25 đến 50%. Một số phần mềm tiện ích máy tính khác cũng có mức giảm giá tương tự.
Đôi khi, bạn có thể tiết kiệm được một số tiền nhỏ bằng cách sử dụng phần cứng OEM. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng việc bỏ tiền ra mua các linh kiện còn thiếu như dây cáp hay quạt tản nhiệt cũng tương đương với số tiền mà bạn vừa tiết kiệm.
Đôi lúc các sản phẩm OEM sẽ có mức giá cao hơn phiên bản thương mại của chính nó. Điều này thường xuyên xảy ra khi nó gần đi đến giai đoạn cuối của thời gian bảo hành. Do đó hãy cân nhắc kĩ trước khi đưa ra quyết định.
Hãy làm một cuộc so sánh giá nhanh trước khi chọn lựa sản phẩm. Hiểu biết rõ những ưu điểm và nhược điểm của từng loại sản phẩm khi bạn quyết định mua hàng. Và hãy tính đến trường hợp bạn sẽ luôn đủ khả năng xử lý hoặc nhận được sự giúp đỡ khi có sự cố xảy ra.
RAM và ROM là các bộ nhớ không thể thiếu được trong hệ thống phần…
Chiếc iPad của bạn có quá nhiều ứng dụng hiển thị trên màn hình. Có…
Hiện nay, sơ đồ tư duy đã không còn xa lạ gì với chúng ta…
Telegram là ứng dụng nhắn tin và gọi điện video miễn phí qua Internet nổi…
Windows 7 là hệ điều hành có tính ổn định cao và vẫn thường xuyên…
Youtube là một trong những nền tảng xã hội bậc nhất hiện nay. Nơi đây…