Thời buổi công nghệ thông tin phát triển giúp người dùng kết nối từ xa. Dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học đối với học sinh, sinh viên cũng như giáo viên. Vì vậy giải pháp sử dụng công nghệ thông tin và internet được cho là tối ưu và hiệu quả nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn các phần mềm dạy học trực tuyến được nhiều nhà trường, phụ huynh sử dụng cho con em mình!
Nhà phát hành: Zoom Video Communication
Năm phát hành: 2012
Nền tảng hỗ trợ: Microsoft Windows, MacOS, Linux, Android, iOS.
Đứng đầu trong danh sách những phần mềm học trực tuyến không thể không kể đến Zoom. Ngay từ ban đầu, hầu hết tất cả các trường học đều kêu gọi học sinh cài đặt và sử dụng Zoom nếu như có vấn đề không thể đến trường. Việc học tập online qua Zoom vô cùng tiện lợi và hữu ích, bạn có thể kết nối và tạo lớp học ở bất cứ đâu, trong nhiều trường hợp và hoàn cảnh khác nhau.
Chức năng chính:
Theo thống kê của năm 2020, ứng dụng Zoom đã có hơn 300 triệu người họp mặt và tham gia mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu mọi người muốn sử dụng Zoom mà không bị thoát ra sau 40 phút thì nên mua những gói đăng ký từ phần mềm dạy học trực tuyến này (từ 15$ đến 20$). Đây là phần mềm có dung lượng khá thấp, nhưng lại hỗ trợ video call có độ nét rất cao, phù hợp với cả máy tính và điện thoại. Chính vì vậy mà nhiều tổ chức đề nghị mọi người nên dùng Zoom khi kết nối từ xa.
Nhà phát hành: Microsoft
Năm phát hành: 2017
Nền tảng hỗ trợ: Microsoft Windows, MacOS, Android, iOS.
Đến từ một ông lớn đi đầu trong công nghệ, Microsoft Team (MT) chưa bao giờ làm người dùng thất vọng. Phần mềm dạy học online này được rất nhiều giảng đường đại học trên toàn thế giới sử dụng. Bởi vì có rất nhiều tính năng được hỗ trợ nên nhiều người dùng đã ví Microsoft Team như “không có gì là không thể trên Microsoft Team, chỉ là bạn chưa tìm ra thôi”.
Một vài chức năng chính:
Ngoài ra, Microsoft Team còn cho phép người dùng sử dụng trên web, liên kết với các ứng dụng Word, Excel, hay SharePoint online dễ dàng và tiện dụng. Tuy nhiên, quá nhiều chức năng khiến người dùng không sử dụng đến làm bộ cài tăng dung lượng lại là nhược điểm của ứng dụng học trực tuyến này. Mặc dù vậy thì Microsoft Team rất phù hợp với những lớp học gồm nhiều tài liệu, nhiều bài tập và hay báo cáo thường xuyên.
Nhà phát hành: Google
Năm phát hành: 2014
Nền tảng hỗ trợ: Microsoft Windows, MacOS, Android, iOS.
Đến từ một ông lớn cũng nổi tiếng chẳng kém đó chính là Google, Google Classroom được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học từ xa. Ngay từ những ngày đầu ra mắt, chương trình dạy học trực tuyến này được đánh giá là mang nhiều ưu thế nổi bật và dễ dàng sử dụng đối với nhiều lứa tuổi khác nhau. Nếu như các ứng dụng học trực tuyến khác luôn tích hợp với hệ thống doanh nghiệp thì Google Classroom là phần mềm chuyên dùng để học tập online đúng nghĩa.
Chức năng chính:
Người dùng chỉ cần truy cập vào Google App để có thể tải ứng dụng này xuống máy của mình. Tuy nhiên, nhược điểm của Google Classroom là cần có tài khoản của Google Education nếu muốn sử dụng dịch vụ. Chính vì vậy mà các thành viên của cùng một lớp học phải có cùng một tên miền, nếu không sẽ không được tham gia vào lớp học. Dù sao thì đặc điểm đơn giản và dễ sử dụng của phần mềm dạy học online này đã chiếm được đa số hảo cảm từ phụ huynh và các tổ chức trường học hiện nay.
Nhà phát hành: Skype Technologies (thuộc Microsoft)
Năm phát hành: 2003
Nền tảng hỗ trợ: Microsoft Windows, MacOS, Linux, Android, iOS, Windows Phone, Xbox One, HoloLens.
Được ra đời từ khá sớm, Skype là một trong các ứng dụng học tập online được nhiều quốc gia sử dụng nhất hiện nay. Ban đầu, Skype được sử dụng phục vụ cho business tuy nhiên, với nhiều tính năng nổi trội mà phần mềm này cũng được nhiều nơi dùng để học trực tuyến.
Chức năng chính:
Sau khi được Microsoft mua lại, tỷ suất người sử dụng và gọi điện thông qua Skype rất cao (lên đến hơn 300 triệu người dùng và hơn 3 tỷ giờ gọi), hỗ trợ đến 108 ngôn ngữ khác nhau. Phần mềm dạy học trực tuyến này có dung lượng cài đặt rất nhẹ và phù hợp với rất nhiều nền tảng. Sự phát triển của Skype còn cho phép người dùng gọi điện thông qua Tivi có cài đặt phần mềm. Các tính năng chia sẻ màn hình, thông báo trực tuyến rất dễ sử dụng. Chính vì vậy nó không những phù hợp cho công việc mà còn dễ sử dụng trong học tập.
Nhà phát hành: Google
Năm phát hành: 2013
Nền tảng hỗ trợ: Microsoft Windows, Chrome OS, Linux, Android, iOS, OS X.
Được sáng lập bởi Google, Google Hangouts cũng là một trong các chương trình dạy học trực tuyến được nhiều người ưa thích. Khác với người anh em cùng nhà Google Classroom, Google Hangouts là phần mềm đa dạng người dùng với nhiều mục đích khác nhau chứ không thuần về dạy học. Google Hangouts là giải pháp mà Google đưa ra nhằm thay thế Google Talk và Google+ Messenger. Chính vì vậy mà tính năng của chúng cũng tối ưu hơn cả.
Chức năng chính:
Mặc dù nhiều người cho rằng Google Hangouts thích hợp với các cuộc trò chuyện hàng ngày, tuy nhiên sự nhanh chóng và tiện lợi của nó vẫn được lòng rất nhiều học sinh và sinh viên. Người dùng có thể dễ dàng tải phần mềm dạy học online này thông qua bất cứ cửa hàng ứng dụng nào. Tuy nhiên thì người dùng cần liên kết với Gmail hoặc các ứng dụng của Google để trải nghiệm thêm nhiều tình năng hấp dẫn khác.
Nhà phát hành: VNPT
Năm phát hành: 2020
Nền tảng hỗ trợ: Microsoft Windows, MacOS, Android, iOS.
Sau khi đại dịch Covid 19 diễn ra trên toàn cầu, tập đoàn viễn thông VNPT đã cho ra mắt một sản phẩm hỗ trợ học sinh, sinh viên và giáo viên dạy và học tại nhà. E-Learning ra đời là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề dạy và học trong nước. Tận dụng danh tiếng đã có sẵn trên thị trường Việt của VNPT, E-learning đã thu hút rất nhiều các tổ chức, cơ sở dạy học sử dụng. Đó cũng là bước đệm đầu cho sự phát triển của phần mềm dạy học trực tuyến này.
Chức năng chính:
Có thể nói sự phát triển của E-learning đã tạo hiệu quả rõ rệt trong công tác dạy và học của học sinh, sinh viên trên toàn quốc. Để tăng người dùng, nhà phát triển của phần mềm này còn miễn phí 3G/4G truy cập cho những thuê bao VinaPhone. Giải pháp công nghệ này còn giúp các trường học tiết kiệm một khoản chi phí lớn cho việc in tài liệu và bài thi trong mỗi kỳ thi. Đó chính là lý do vì sao mà nhiều trường học tin tưởng sử dụng sản phẩm trong nước này.
Trên đây là Top 6 phần mềm dạy học trực tuyến cực kỳ hiệu quả cho học sinh, sinh viên cũng như thầy cô. Việc học giờ đây đã trở nên dễ dàng hơn, có thể học mọi lúc, mọi nơi mà vẫn đảm bảo được lượng kiến thức tối thiểu cho người dùng. Ngoài ra, chúng còn giúp phụ huynh, thầy cô theo dõi quá trình học tập, tiếp cận công nghệ hiện đại mới ngày nay – nhất là trong khi tình hình dịch bệnh vẫn chưa ổn định.
RAM và ROM là các bộ nhớ không thể thiếu được trong hệ thống phần…
Chiếc iPad của bạn có quá nhiều ứng dụng hiển thị trên màn hình. Có…
Hiện nay, sơ đồ tư duy đã không còn xa lạ gì với chúng ta…
Telegram là ứng dụng nhắn tin và gọi điện video miễn phí qua Internet nổi…
Windows 7 là hệ điều hành có tính ổn định cao và vẫn thường xuyên…
Youtube là một trong những nền tảng xã hội bậc nhất hiện nay. Nơi đây…