Legacy BIOS hoặc chuẩn BIOS truyền thống sẽ bị khai tử và sẽ thay thế bằng chuẩn UEFI trong tất cả Chipset của Intel trong năm 2020. Nhưng UEFI là gì và nó có gì khác biệt so với chuẩn Legacy mà chúng ta đã quá quen thuộc.
Cả Legacy và UEFI đều là phần mềm tự động bật trước khi bạn vào hệ điều hành chính thức của mình, nhưng UEFI là giải pháp hiện đại và hiệu quả hơn nhiều lần, hỗ trợ ổ cứng dung lượng lớn, khởi động nhanh hơn, nhiều tính năng bảo mật, và đặc biệt bạn có thể sử dụng chuột và bàn phím để sử dụng trong UEFI.
UEFI là một trong hai Firmware của Mainboard được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Firmware là phần mềm được cài đặt sẵn trong phần cứng. Các phần cứng như Card màn hình (GPU), Ổ cứng, SSD, và còn nhiều phần cứng nữa có sẵn Firmware. Firmware của Mainboard tự động nhận diện mọi thứ bên trong máy tính và kiểm tra có phần cứng nào bị hỏng hóc không.
Chuẩn UEFI ra đời như một giải pháp thay thế khi mà Legacy BIOS đã quá cũ và không còn hiệu quả với các ổ cứng dung lượng lớn, UEFI có thể giải quyết ổ cứng với dung lượng 2.2TB hoặc cao hơn. Nhất là với chuẩn UEFI bạn có thể chỉnh sửa thông số nhiều hơn so với BIOS truyền thống.
Legacy BIOS đã được ra mắt lâu đời, nhưng không có nâng cấp gì thật sự nổi bật từ năm 1980.
Tất nhiên, BIOS vẫn có cải tiến qua từng thời điểm. Một vài tính năng mở rộng được thêm vào như ACPI, giúp cho BIOS dễ dàng tùy chỉnh thiết bị và quản lý năng lượng một cách tốt hơn, như chế độ Sleep. Nhưng Legacy vẫn không cải thiện gì nhiều so với các thiết bị máy tính mới nhất bây giờ.
BIOS truyền thống chỉ có giới hạn boot ổ cứng tối đa 2.1 TB hoặc thấp hơn. Do đó, các ổ cứng có dung lượng lớn hơn 2.1 thì BIOS không thể boot được.
Chuẩn Legacy BIOS chỉ chạy ở chế độ 16-bit, và chỉ có 1MB để xử lý dữ liệu. Vấn đề thực sự xảy ra khi có nhiều thiết bị phần cứng hoạt động trong cùng một khoảng thời gian làm ảnh hưởng tới tốc độ boot.
Với chuẩn UEFI thì bạn sẽ không còn bị giới hạn như chuẩn Legacy nữa. Firmware UEFI có thể boot ổ cứng 2.2 TB hoặc lớn hơn – theo lý thuyết thì giới hạn của UEFI là 9.4 Zettabytes, gấp 3 lần Data Internet trên thế giới. Bởi vì UEFI sử dụng chuẩn quản lý thông tin phân vùng ổ cứng vật lý GPT, giúp cho xử lý dữ liệu một cách nhanh và chính xác hơn.
UEFI có thể sử dụng ở chế độ 32 bit hoặc 64 bit và có nhiều khoảng trống hơn so với BIOS truyền thống, giúp cho quá trình boot diễn ra nhanh hơn nhiều lần. Cũng đồng nghĩa với giao diện setup của UEFI “ngầu” hơn nhiều lần, bao gồm giao diện hiện đại và hỗ trợ chuột. Tuy nhiên, có nhiều máy tính sử dụng UEFI nhưng giao diện lại tương tự BIOS.
Chuẩn UEFI được hỗ trợ thêm nhiều tính năng khác. Như là Secure Boot, giúp cho máy tính của bạn sẽ tự động kiểm tra để chắc chắn rằng không có malware, virus xâm nhập vào trong. Ngoài ra UEFI còn hỗ trợ tự động quét, xử lý lỗi một cách tự động. Với Legacy BIOS truyền thống, bạn chỉ có cách ngồi “mò” mới có thể xử lý được.
Hi vọng bài viết trên sẽ phần nào giúp các bạn hiểu được khái niệm UEFI là gì? Chuẩn Legacy là gì? Và biết được những điểm khác biệt cơ bản của chuẩn UEFI và Legacy để có cái nhìn đúng đắn nhất.
Xem thêm bài viết cách tạo USB cài Windows 10 đúng chuẩn UEFI.
RAM và ROM là các bộ nhớ không thể thiếu được trong hệ thống phần…
Chiếc iPad của bạn có quá nhiều ứng dụng hiển thị trên màn hình. Có…
Hiện nay, sơ đồ tư duy đã không còn xa lạ gì với chúng ta…
Telegram là ứng dụng nhắn tin và gọi điện video miễn phí qua Internet nổi…
Windows 7 là hệ điều hành có tính ổn định cao và vẫn thường xuyên…
Youtube là một trong những nền tảng xã hội bậc nhất hiện nay. Nơi đây…