Categories: Công nghệ

Lỗi HTTP Error 500 là gì và cách khắc phục như thế nào?

Đối với người dùng máy tính thường xuyên, chắc hẳn không lạ gì lỗi 500 Internal Server Error. Lỗi này thường xuất hiện khi bạn bị lỗi không thể truy cập vào một website nào đó thông qua trình duyệt web. Tuy nói là thế, nhưng bạn có thực sự hiểu rõ lỗi 500 Internal Server Error là gì và cách khắc phục sự cố này như thế nào hay chưa? Nếu như đó là điều bạn đang quan tâm, hãy cùng tìm hiểu cùng Canhrau nhé.

Lỗi 500 internal server error là gì?

Khi bạn truy cập vào một trang web nào đó trên Google và nhìn thấy dòng chữ thông báo 500 Internal Server Error xuất hiện thì tức là trang web đó đang bị sự cố lỗi kết nối nào đó.

Lỗi 500 Internal Server Error đôi khi sẽ được hiển thị dưới dạng một số thông báo khác nhau như 500 Internal Server Error, HTTP Error 500, Temporary Error (500), 500 Error. Đặc biệt, đôi khi một số trang web đã phát hiện và đang xử lý sự cố lỗi này thì họ sẽ sử dụng các hình ảnh thông báo thật dễ thương để tạo cảm giác thân thiện cho người dùng khi họ truy cập vào trang web bị lỗi này.

Nói ngắn gọn lại, 500 Internal Server Error là một trong những thông báo lỗi chung chung của HTTP 500. Khi xuất hiện thông báo này, bạn sẽ không thể xem được bất kỳ thông tin, nội dung nào trên website.

Dưới đây là những cách phổ biến mà bạn có thể nhìn thấy lỗi HTTP 500 xuất hiện:

  • 500 Internal Server Error
  • HTTP 500 – Internal Server Error
  • Temporary Error (500)
  • Internal Server Error
  • HTTP 500 Internal Error
  • 500 Error
  • HTTP Error 500
  • 500. That’s an error

Cách khắc phục lỗi HTTP Error 500 đối với người dùng

Tải lại trang web bạn đang xem

Khi bạn thấy thông báo lỗi … thì cách xử lý đơn giản nhất là bạn hãy thử nhấn phím F5 (hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + R trên Windows và Command + R trên Mac) để tải lại trang.

Xóa bộ nhớ đệm của trình duyệt web

Bạn có thể thử xóa bộ nhớ đệm trên trình duyệt web mà mình đang dùng. Trong bài hướng dẫn này, mình sẽ thực hiện trên trình duyệt web Google Chrome nhé.

Bước 1: Trên trình duyệt web Google Chrome đang sử dụng, bạn hãy nhấn vào biểu tượng Ba dấu chấm nằm ở phía cuối thanh địa chỉ của trình duyệt. Trong menu được thả xuống, bạn hãy chọn Công cụ khácXóa dữ liệu duyệt….

Bước 2: Trong cửa sổ mới được hiển thị, trong mục Phạm vi thời gian, bạn chọn khoảng thời gian là Từ trước đến nay trong menu thả xuống và đánh dấu tích vào tất cả các mục bên dưới và nhấn chọn Xóa dữ liệu ở dưới cùng.

Quay lại trang web sau một khoảng thời gian

Biết đâu, lỗi này chỉ xuất hiện tạm thời và quản trị viên của họ đang nỗ lực sửa chữa lỗi. Như vậy, bạn chỉ cần chờ đợi một khoảng thời gian rồi tiến hành truy cập lại trang web đó là được.

Liên hệ với quản trị viên trang web nhờ hỗ trợ

Trong trường hợp, nếu như bạn đã chờ đợi quá lâu mà sự cố này vẫn chưa được fix thì bạn hãy liên hệ trực tiếp với quản trị viên của trang web thông qua địa chỉ email hay fanpage Facebook để thông báo sự cố lỗi này cho họ để sự cố nhanh chóng được khắc phục.

Cách khắc phục lỗi HTTP Error 500 đối với quản trị viên web

Lỗi thiết lập sai quyền cho file, thư mục

Đối với quản trị viên website, khi gặp phải sự cố HTTP Error 500 thì bạn hãy xem lại quyền thiết lập các tệp và thư mục trên máy chủ. Lúc này, bạn hãy làm theo nội dung hướng dẫn trên URL để khắc phục sự cố.

Lỗi PHP Server Time Out

Lỗi PHP Server Time Out thỉnh thoảng xuất hiện trên máy chủ chạy hệ điều hành Linux khi hệ thống không thể đọc được dữ liệu của file PHP này. Một lý do khác dẫn tới lỗi này là máy chủ web của bạn đang trong trạng thái quá tải (do lượng người dùng truy cập tăng đột biến) thì lúc này bạn không thể làm gì thêm được.

Lỗi file .htaccess

Một nguyên nhân khác dẫn tới lỗi HTTP Error 500 chính là file file .htaccess trên máy chủ của bạn có vấn đề. Để xác định có phải là do lỗi này hay không, bạn hãy thử xóa file .htaccess đi và tiến hành tải lại trang web. Nếu như lỗi HTTP Error 500 không còn xuất hiện thì bạn đã có thể xác định được nguyên nhân rồi đấy.


Bài viết trên đây đã vừa hướng dẫn cho các bạn những cách sửa lỗi HTTP Error 500 hiệu quả nhất. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp bất cứ khó khăn nào, bạn đừng ngại liên hệ với Canhrau.com để được hỗ trợ nhé. Chúc bạn thành công.

Nguồn bài viết: Canhrau

5 đánh giá 5 (1 Vote)
Tác giả
Văn Tùng

Bài viết gần đây

RAM là bộ nhớ trong hay ngoài? Sự khác nhau giữa RAM và ROM

RAM và ROM là các bộ nhớ không thể thiếu được trong hệ thống phần…

05/10/2022

Cách ẩn ứng dụng trên iPad đơn giản nhất 2022

Chiếc iPad của bạn có quá nhiều ứng dụng hiển thị trên màn hình. Có…

04/10/2022

Top 7 phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí tốt nhất 2022

Hiện nay, sơ đồ tư duy đã không còn xa lạ gì với chúng ta…

04/10/2022

Hướng dẫn 2 cách xóa tài khoản Telegram đơn giản nhất

Telegram là ứng dụng nhắn tin và gọi điện video miễn phí qua Internet nổi…

01/10/2022

Hướng dẫn 3 cách điều chỉnh độ sáng màn hình máy tính Win 7

Windows 7 là hệ điều hành có tính ổn định cao và vẫn thường xuyên…

30/09/2022

Hướng dẫn 2 cách tải video Youtube 4K chất lượng cao đơn giản nhất 2022

Youtube là một trong những nền tảng xã hội bậc nhất hiện nay. Nơi đây…

30/09/2022