NFC là gì? Hướng dẫn cách bật và sử dụng NFC trên 2 điện thoại (Cập nhật 2021)

Tác giả: Thanh Hùng

Có lẽ đã đôi lần bạn nghe thấy cụm từ NFC. Nhưng NFC là gì? Công dụng của NFC trên điện thoại là gì? Cách sử dụng NFC để truyền dữ liệu giữa chiếc hai điện thoại ra sao? Thì rất ít người biết. Trong bài viết này, mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn NFC là gì, cũng như cách kết nối tính năng NFC giữa 2 chiếc điện thoại di động.

NFC là gì?

NFC là gì hình 1

NFC có tên đầy đủ là Near-Field Communications. Vậy NFC là gì? Nói một cách dễ hiểu thì NFC chính là công nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn, chuyên dùng để kết nối với các thiết bị khác như: điện thoại, máy tính bảng hay tai nghe… Bằng cách sử dụng các cảm ứng từ trường trong phạm vi ngắn khoảng 4m. Nhưng thực tế, để đảm bảo kết nối NTC được ổn định, bạn nên để 2 chiếc điện thoại được chạm tiếp xúc với nhau.

Tính năng NFC trên điện thoại có công dụng gì?

Tính đến thời điểm hiện tại, NFC được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày nhờ cách thức hoạt động đơn giản, cùng với đó là nhiều tiện ích trong cuộc sống. Đối vối các thiết bị di động, NFC mang lại rất nhiều công dụng cho người sử dụng. Cụ thể như sau:

  • Giúp kết nối điện thoại thông minh với các thiết bị hiện đại khác. Ví dụ như: laptop, điện thoại, loa, hay dàn âm thanh…
  • Kết nối dữ liệu giữa hai điện thoại nhanh chóng, chính xác. Thao tác đơn giản chỉ cần cho hai chiếc điện thoại chạm trực tiếp với nhau, hoạt động nhanh hơn so với Bluetooth khá nhiều.

NFC là gì hình 2

NFC hoạt động như thế nào?

Đến đây chắc hẳn bạn đã biết NFC là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem cách thức hoạt động của NFC như thế nào nhé. Nhìn chung cách thức hoạt động của NFC cũng gần giống với bluetooth, wifi hoặc bất kỳ mạng không dây khác. Nói một cách dễ hiểu thì, NFC hoạt động dựa trên nguyên tắc gửi dữ liệu thông tin qua mạng không dây (thường là qua sóng radio).

Khi các thiết bị điện tử muốn kết nối với nhau cần tuân thủ theo những thông số kỹ thuật. Từ đó đảm bảo tính chính xác của dữ liệu thông tin muốn truyền tải. NFC áp dụng những công nghệ dựa trên các ý tưởng RFID cũ hơn và sử dụng chính những cảm ứng điện từ giúp thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng.

NFC là gì hình 3

Những ứng dụng của NFC trong đời sống thực tế

Hiện nay, NFC được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều ứng dụng khác nhau. Đặc biệt là những ứng dụng trong thanh toán, hay biến hóa chiếc điện thoại thông minh thành một ví điện tử. Với công nghệ kết nối không dây trong phạm vi ngắn hiện đại này, những chức năng trên đều có thể thay thế cho thẻ tín dụng, cùng hàng loạt các phương tiện thanh toán điện tử khác.

Mặc dù được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng nổi bật và được sử dụng nhiều hơn cả là 4 nhóm sau:

Touch and Go (Chạm vào để mở)

NFC là gì hình 4

Ứng dụng này chủ yếu được sử dụng để mở khóa dành cho cửa điện tử. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc điện thoại thông minh có chức năng khóa điện tử và với một cú chạm là bạn đã có thể dễ dàng mở được khóa được các thiết bị cửa điện tử.

Ở một số nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng công nghệ này vào việc chấm công. Có nghĩa là, người dùng chỉ cần chạm điện thoại thông minh của mình vào thiết bị chấm công là có thể thực hiện hoàn tất. Mọi thông tin đều được cung cấp một cách chính xác nhất.

Touch and Confirm (Chạm vào xác nhận để xác nhận thanh toán)

NFC là gì hình 5

Với ứng dụng này, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi cần bảo mật thông tin. Đặc biệt trong việc bảo mật thông tin thanh toán vé, hóa đơn… lúc này điện thoại sẽ giữ vai trò như một chiếc ví điện tử, hay thẻ tín dụng.

Bạn chỉ cần khai báo thông tin cá nhân cũng như thông tin thẻ. Những thông tin này sẽ được lưu trữ trong chính chiếc điện thoại của mình. Sau đó, bạn chỉ cần chạm nhẹ hai thiết bị có hỗ trợ tính năng NFC như điện thoại và thiết bị quẹt thẻ thanh toán. Như vậy là bạn đã thực hiện thanh toán thành công.

Touch and Connect (Chạm và kết nối với các thiết bị điện tử khác)

NFC là gì hình 6

Có thể nói ứng dụng này được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Chỉ với cú chạm giữa hai thiết bị có tính năng NFC là bạn đã có thể chia sẻ thông tin ngay tức khắc.

Ngược lại với bluetooth, khi chia sẻ cần phải dò tìm sau đó mới kết nối được hai thiết bị với nhau, sau đó mới có thể truyền dữ liệu hình ảnh, file nhạc hay danh bạ cho nhau. Giờ đây, với công nghệ NFC, bạn chỉ cần chạm hai điện thoại với nhau, những thông tin cần truyền tải sẽ được kết nối một cách nhanh chóng.

Vì thế, ứng dụng này được rất nhiều game thủ yêu thích, đặc biệt là các game đối kháng hoặc xe đua. Bên cạnh đó, các thiết bị điện tử khác như loa, tai nghe… được tích hợp công nghệ NFC. Điều này có nghĩa là, nếu bạn muốn nghe nhạc chỉ cần chạm chiếc điện thoại thông minh có tính năng NFC với chiếc loa mà không cần phải dò tìm hoặc sử dụng bất kỳ đoạn dây cáp nào để kết nối.

Touch and Explore (Chạm và khám phá các dịch vụ được cung cấp)

NFC là gì hình 7

Được xem là ứng dụng mang lại nhiều tiện ích nhất cho người dùng. Giả sử bạn đi đến rạp chiếu phim, tại đây có tấm poster giới thiệu phim mới hấp dẫn. Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin chi tiết về bộ phim này, lúc này bạn chỉ cần chạm điện thoại vào chính tấm poster đó. Ngay lập tức, tất cả những thông tin về bộ phim đó sẽ có trong điện thoại của bạn, từ trailer, lịch chiếu đến nơi có thể mua vé… Với ứng dụng này, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm vô cùng thú vị.

Hướng dẫn cách bật tính năng NFC trên điện thoại

Khi đã biết NFC là gì? Cùng với đó là những trải nghiệm tuyệt vời dành cho người dùng. Tuy nhiên để có thể sử dụng được công nghệ này bạn cần biết cách bật NFC trên điện thoại. Việc còn lại bạn chỉ cần chạm nhẹ vào thiết bị cần kết nối với điện thoại là xong. Dưới đây là cách bật NFC trên một số điện thoại có tính năng NFC.

Ghi chú: Trong phần hướng dẫn này, chúng tôi đã sử dụng điện thoại Samsung, với các thương hiệu điện thoại khác thì bạn cũng có thể thực hiện tương tự.

Bước 1: Trên màn hình chính của điện thoại, bạn nhấn vào Cài đặt.

Bước 2: Tiếp tục nhấn vào mục Thêm.

NFC là gì hình 9

Bước 3: Bạn hãy vuốt màn hình điện thoại xuống dưới và bật tính năng NFC.

NFC là gì hình 10

Bước 4:  Sau đó bạn chọn tiếp vào Android Beam. Lúc này, bạn chỉ cần chạm vào nút NFC để kích hoạt chế độ này.

NFC là gì hình 11

Lưu ý: Trong trường hợp, điện thoại của bạn không bật tự động. Thì bạn chỉ cần chạm nhẹ vào nó, tiếp đó chọn để bật tính năng này trên điện thoại của mình. Thực tế, hầu hết các điện thoại thông minh được tích hợp tính năng NFC đều hoạt động song song với Android Beam. Trong trường hợp Android Beam không hoạt động thì rất có thể dụng lượng NFC bị hạn chế một phần nhất định.

Hướng dẫn cách sử dụng NFC để truyền dữ liệu giữa 2 điện thoại

Bước 1: Bạn hãy đi đến file cần chia sẻ thông tin và chọn Chia sẻ.

NFC là gì hình 12

Bước 2: Sau đó, bạn chỉ cần chạm mặt lưng của 2 chiếc điện thoại lại với nhau. Như vậy là tính năng NFC trên 2 chiếc điện thoại đã được kích hoạt.

NFC là gì hình 13

Bước 3: Bạn cần chạm vào màn hình để bắt đầu truyền dữ liệu. Tuy nhiên, bên máy nhận, bận cần phải nhấn nút đồng ý thì mới có thể nhận file. Thao tác này có thể sẽ phải mất một chút thời gian, bạn cần chờ trong khoảng 2 đến 5 phút nhé.

NFC là gì hình 14

Bước 4: Sau khi truyền tải xong, bạn có thể chạm để kiểm tra. Hình ảnh ở hai điện thoại giống hệt nhau.

NFC là gì hình 8


Vậy là chúng ta vừa cùng nhau thực hiện việc truyền dữ liệu giữa hai điện thoại thông minh qua tính năng NFC. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên, bạn đã biết được NFC là gì? Công dụng, cũng như cách truyền dữ liệu giữa hai điện thoại có tính năng NFC đơn giản nhất. Chúc các bạn luôn có những trải nghiệm tuyệt vời với tính năng hiện đại này nhé.

Nguồn bài viết tại: https://canhrau.com/

Có thể bạn sẽ thích