Bộ nhớ trong của máy tính bao gồm những gì? Đâu là bộ phận cần nâng cấp nhất?

Tác giả: Nguyễn Long

Bộ nhớ trong là một thành phần quan trọng của máy tính nhưng lại có nhiều người nhầm lẫn. Đây là một linh kiện không thể thiếu và hỗ trợ CPU xử lý dữ liệu. Bộ nhớ trong bao gồm những thành phần nào? Chức năng, vị trí của từng thành phần đó có gì đặc biệt? Trong bài viết này, hãy cùng Canhrau tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này nhé.

Bộ nhớ trong của máy tính là gì?

Bạn đang băn khoăn không biết bộ nhớ trong của máy tính là gì? Bộ nhớ trong bao gồm  những thành phần nào? Chắc chắn ai cũng từng nghe qua về thuật ngữ này khi tiếp xúc với máy tính. Tuy nhiên, liệu bạn đã thực sự biết ý nghĩa và chức năng của nó?

Bộ nhớ trong của máy tính là gì?

Bộ nhớ trong hay được biết đến với cái tên gọi khác là bộ nhớ chính. Cùng với bộ xử lý trung tâm, đây là bộ phận không thể thiếu và quan trọng nhất của máy tính. Nó là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và lưu trữ những dữ liệu đang được xử lý. Nếu không có nó thì hệ điều hành của máy tính không thể vận hành được và chiếc máy tính của bạn coi như không có thể sử dụng được.

Bộ nhớ trong của máy tính bao gồm những gì?

Bộ nhớ trong của máy tính gồm có hai thành phần chính. Đó là RAM và ROM. Chúng được đặt gần CPU – bộ xử lý trung tâm trên Mainboard. Cùng tìm hiểu hai thành phần này dưới đây nhé.

RAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên)

Đúng như tên gọi của nó – Random Access Memory (RAM) là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Loại bộ nhớ này được sử dụng để lưu trữ tạm thời trong lúc làm việc. Ngoài ra, nó có tác dụng truy xuất bất kỳ dữ liệu nào một cách nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh tốc độ đọc và ghi rất nhanh thì tốc độ xóa dữ liệu của RAM cũng không hề kém cạnh. Chỉ cần bạn tắt máy hay rút nguồn điện ngay lập tức tất cả dữ liệu được lưu trữ ở đây sẽ bay màu. 

Chi phí dùng để mua RAM cũng khá cao

Do có ưu điểm là tốc độ truy cập dữ liệu nhanh chóng vì thế giá thành cho một Gigabyte của RAM là khá cao.

Dựa vào chức năng, RAM – một trong những thành phần của bộ nhớ trong bao gồm 2 loại là DRAM và SRAM:

  • DRAM hay còn biết với tên tiếng anh là Dynamic Random Access Memory – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động. Đây là loại RAM được sử dụng phổ biến trên các hệ thống máy tính. Nó được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời và có thể bị trả lại vùng nhớ khi ngắt nguồn điện máy tính. Để nâng cao hiệu suất, các máy tính mới sẽ sử dụng DDR (tốc độ dữ liệu kép) như DDR2, DDR3, DDR4.
  • Khác với DRAM, SRAM là một RAM tĩnh. Loại này nhanh hơn, giá thành cũng cao hơn DRAM. Nó sẽ không bị mất nội dung sau khi nạp trừ khi khởi động máy tính vì thế bạn không cần làm tươi theo định kỳ. SRAM bộ nhớ trên chip có thời gian truy cập nhỏ. SRAM cũng được sử dụng như bộ nhớ cache và bộ nhớ chính trong các máy chủ để có hiệu năng tốt nhất.

DRAM và SRAM là hai loại RAM chính được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Hai loại RAM này đều giúp máy tính vận hành tốt. Tuy nhiên, bộ nhớ trong bao gồm bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM) và bộ nhớ chỉ đọc (ROM). Vậy ROM là gì, chức năng của nó sẽ như thế nào?

ROM (Bộ nhớ chỉ đọc)

ROM là từ viết tắt của Read Only Memory – bộ nhớ chỉ đọc. Khác với RAM, ROM chỉ có chức năng đọc chứ không thể ghi dữ liệu vào. Dữ liệu trong bộ nhớ này đã được các hãng sản xuất máy tính thiết lập từ trước. Vì thế, nó sẽ không bị mất đi khi ngắt nguồn điện. Trong máy tính, ROM thường nằm trong CPU đồng thời đóng vai trò là bộ nhớ đệm nhanh. Nó giúp thiết bị tăng tốc độ truy xuất dữ liệu. Trong bộ nhớ ROM có chứa các chương trình giúp máy tính khởi động. Nếu không có ROM chúng ta sẽ không thể sử dụng được máy tính.

ROM- bộ nhớ chỉ đọc

Một số loại ROM được sử dụng phổ biến hiện nay:

  • PROM (bộ nhớ chỉ đọc có thể lập trình): Bộ nhớ ở trạng thái trống sau đó được lập trình và chúng chỉ có thể lập trình 1 lần với mức chi phí thấp nhất.
  • EPROM (bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và lập trình): Bộ nhớ này cho phép có thể xóa được bằng tia cực tím và lập trình lại được.
  • EEPROM (bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và lập trình bằng điện): Đây là bộ nhớ có thể xóa dữ liệu bằng điện lên đến 1000 lần và ghi lại trong hệ thống máy tính được cài đặt.

Như vậy, bộ nhớ trong của một chiếc máy tính sẽ bao gồm bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) và bộ nhớ chỉ đọc (ROM). Và cả hai thành phần này đều cực kỳ quan trọng.

Bộ nhớ phụ

Bộ nhớ phụ còn được biết đến là bộ nhớ ngoài hay bộ nhớ thứ cấp. Các dạng của nó có trong máy tính là: đĩa cứng HDD, thẻ SD, đĩa CD, đĩa DVD… Trong quá trình máy tính hoạt động, CPU không thể truy cập trực tiếp vào bộ nhớ này. Dữ liệu bộ nhớ thứ cấp được chuyển đến bộ nhớ trong sau đó CPU có thể truy cập nó. 

USB- một dạng của bộ nhớ phụ dùng để lưu trữ dữ liệu riêng biệt

Không chỉ có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu, bộ nhớ phụ còn có ảnh hưởng trực tiếp đến đến các vấn đề trong khi sử dụng máy tính. Ví dụ như: tốc độ khởi động máy, tốc độ chép xuất dữ liệu,…

Đâu là bộ phận bạn cần chú trọng đầu tư nâng cấp nhất?

Bộ nhớ trong bao gồm RAM và ROM, bên cạnh đó còn có bộ nhớ ngoài (ổ cứng máy tính). Vậy đâu mới là bộ phận cần chú trọng đầu tư nâng cấp? 

RAM và ổ cứng máy tính là hai bộ phận bạn nên cân nhắc đầu tư trong máy tính. Đặc biệt với những người dùng thường xuyên làm các tác vụ đa nhiệm như chơi game, dựng video hoặc làm đồ họa thì đầu tư nâng cấp hai bộ phận này là việc làm vô cùng đúng đắn.

RAM máy tính

RAM là bộ nhớ quyết định đến khả năng thực thi nhiệm của máy tính. Vì thế, đây là bộ nhớ cần chú trọng đầu tư hàng đầu. Dung lượng của RAM càng lớn thì các ứng dụng, trang web có thể chạy song song cùng lúc mà không gây ra hiện tượng giật, lag. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các trình duyệt như Chrome, Coccoc, Firefox,… thì nên đầu tư RAM có bộ nhớ cao.

RAM- bộ nhớ cần được chú trọng đầu tư nhất trong máy tính

Mục đích và nhu cầu sử dụng máy tính càng cao, bạn cần đầu tư RAM có dung lượng càng lớn, tốc độ càng cao.

Ổ cứng máy tính (HDD, SSD)

Cũng giống như RAM thì ổ cứng là bộ phận quan trọng cấu tạo nên máy tính. Vì thế mà việc chú trọng đầu tư là hết sức cần thiết. Tất cả dữ liệu của hệ điều hành hoặc dữ liệu cá nhân đều được lưu trữ tại đây. Hiện nay có 2 loại ổ cứng máy tính được sử dụng phổ biến là HDD và SSD.

Ổ cứng máy tính được sử dụng phổ biến để lưu trữ dữ liệu

Với những máy tính văn phòng, sử dụng lưu trữ hình ảnh, soạn thảo văn bản thì ổ cứng có dung lượng 128GB là đủ. Còn với những máy tính sử dụng các phần mềm như Adobe, Autodesk thì dung lượng của ổ cứng phải từ 512GB trở lên.


Qua bài viết phần nào đã giúp bạn thấy được bộ nhớ trong của máy tính gồm RAM và ROM. Và hai bộ phận cần chú trọng đầu tư nâng cấp là RAM máy tính và ổ cứng máy tính (HDD, SSD). Thông qua đó hy vọng bạn biết bộ nhớ trong bao gồm những thành phần nào? Đâu là bộ phần cần được chú trọng đầu tư khi sử dụng máy tính? Khi mua máy tính, bạn hãy lựa chọn RAM và ổ đĩa máy tính phù hợp với mình để có những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng.

Nguồn bài viết: Canhrau.com

Có thể bạn sẽ thích