Như các bạn đã biết, ổ đĩa cứng là một trong những thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng của mỗi chiếc máy tính. Và HDD là một trong số đó. Nhưng HDD là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Để giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về ổ đĩa cứng, trong bài viết ngắn dưới đây, mình sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin cơ bản về HDD. Mời bạn đọc cùng tham khảo và tìm hiểu nhé.
Nội dung chính:
HDD là gì?
HDD là tên viết tắt của Hard Disk Drive nói một cách dễ hiểu thì HDD là một loại ổ cứng cơ truyền thống. Thiết bị này được thiết kế bề mặt giống như những tấm đĩa hình tròn, trên bề mặt được phủ vật liệu từ tính.
Tác dụng của HDD chính là lưu trữ dữ liệu, và một khi dữ liệu đã được lưu thì không bị mất ngay cả khi mất điện đột ngột. Đối với laptop, thì hiện nay HDD được sản xuất và thiết kế 2 tốc độ dành cho người dùng là 5400 RPM và 7200 RPM. Trong một số trường hợp ngoại lệ HDD còn có tốc độ quay cực lớn 15.000 RPM.
Cấu tạo của HDD
Thông thường, mỗi một ổ đĩa cứng đều được cấu tạo từ những thành phần sau:
- Cụm đĩa:
- Cụm đầu đọc.
- Cụm mạch điện. Trong cụm mạch điện bao gồm các thành phần như: Mạch điều khiển, mạch xử lý dữ liệu, bộ nhớ đệm đầu cắm nguồn cung cấp điện cho ổ đĩa cứng, đầu kết nối giao tiếp với máy tính. Các cầu đấu thiết đặt, thiết đặt chế độ làm việc của ổ cứng đĩa.
- Vỏ đĩa cứng.
- Đĩa từ.
- Track
- Sector
- Cluster
Nguyên lý hoạt động của HDD
Về nguyên lý hoạt động của HDD cũng không phức tạp như bạn vẫn nghĩ. Toàn bộ quá trình đọc và ghi dữ liệu của HDD đều dựa trên 2 chuyển động là: Chuyển động quay của đĩa từ và chuyển động của đầu đọc. Hai bộ phận này cùng thực hiện việc ghi, đọc song song với nhau.
Trong khi đĩa từ quay, trục quay sẽ thực hiện chức năng cố định, đồng thời tác động giúp đĩa từ quay với vận tốc nhất định. Nếu đĩa từ đã quay đều và cần di chuyển thì đầu đọc sẽ lập tức di chuyển và tiếp xúc với bề mặt của đĩa từ. Đây cũng là lúc bắt đầu quá trình đọc/ ghi chép dữ liệu.
Lúc này, bộ phần cảm biến điện trường sẽ thực hiện đọc dữ liệu trên bề mặt đĩa ở mọi vị trí khác nhau. Nhờ vậy dữ liệu sẽ được ghi/ đọc trên mọi hoạt động của đĩa ngay cả khi máy tính đã tắt.
Một số HDD được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, có hai loại HDD được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đó là:
HDD 3.5 inch : Loại ổ cứng này được thiết kế chủ yếu để dành cho máy tính để bàn. Tốc độ đọc ghi khoảng 100MB/s. Dung lượng lưu trữ từ 500GB đến 20TB.
HDD 2.5 inch: Dòng ổ cứng này có kích thước tổng thể và trọng lượng nhẹ hơn khá nhiều so với dòng ổ cứng HDD 3.5 inch truyền thống ở trên. Những thiết bị này thường được sử dụng cho các dòng máy laptop và các ổ cứng di động nhỏ gọn. Dung lượng lưu trữ dao động từ 500GB đến 5TB.
Ưu điểm, nhược điểm của HDD
Đến đây bạn đã nắm được HDD là gì? Cũng như biết sơ qua cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó. Vậy thiết bị ổ cứng này có những ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng Canhrau.com tìm hiểu ngay sau đây.
Ưu điểm của HDD
HDD sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng nổi trội hơn cả là những ưu điểm sau:
- Kiểu dáng đơn giản.
- Khả năng lưu trữ dữ liệu lớn nhưng giá thành cực kỳ hợp lý.
- Kích thước thường trong khoảng 3,5 inch đến 2,5 inch. Với kích thước này chỉ bằng kích thước của máy tính để bàn và laptop.
- Giá thành rẻ hơn SSD.
Nhược điểm HDD
Đi đôi với những ưu điểm, HDD cũng có những mặt hạn chế nhất định. Điển hình như:
- Tiêu tốn nhiều điện năng hơn so với SSD.
- Phát ra tiếng ồn khi hoạt động.
- Thường phụ thuộc vào từ tính rất nhiều.
Sự khác biệt giữa HDD và SSD
Tính đến thời điểm hiện tại (năm 2021), giá bán của ổ cứng SSD cao hơn khá nhiều so với ổ HDD. Thực tế, 1 ổ SSD 256GB đang có giá bán từ 1,2 triệu cho đến 2 triệu đồng. Trong khi nếu dùng số tiền này mua ổ cứng HDD thì bạn có thể có được 2TB dung lượng lưu trữ.
Chưa dừng lại ở đó, dung lượng của ổ SSD chưa lớn được như ổ cứng HDD. Hiện tại, mức dung lượng của SSD thường dao động trong khoảng từ từ 120GB cho đến 4TB cho các dòng phổ thông. Trong khi với ổ cứng HDD thì bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được ổ cứng hỗ trợ từ 10TB dung lượng lưu trữ trở lên.
Thế nhưng cũng không thể phủ nhận việc ổ cứng SSD “đắt xắt ra miếng”. Bởi nó mang lại rất nhiều tiện ích cho những người thường xuyên sử dụng máy tính, khối lượng công việc nhiều và cần hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn rút ngắn thời gian khởi động máy tính và chống phân mảnh ổ cứng khá tốt.
Xem thêm: Hướng dẫn 12 cách làm tăng tốc độ khởi động máy tính Windows 10
Với những chia sẻ trên, bạn đã biết được HDD là gì và những thông tin liên quan đến thiết bị ổ cứng truyền thống này. Hy vọng rằng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn chọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng, cũng như khả năng tài chính của mình.