SSD là gì? Các loại ổ cứng SSD thông dụng?

Tác giả: Văn Tùng

Hiện nay, thuật ngữ SSD đã không còn quá xa lạ với những người dùng thường xuyên sử dụng Máy tính & Laptop để làm việc, học tập. Vậy có khi nào bạn từ hỏi ổ cứng SSD là gì? Và SSD có tác dụng gì trong toàn bộ hệ thống máy tính mà phải khiến cho mọi người “ùn ùn” kéo nhau đi nâng cấp ổ cứng SSD thay thế cho ổ cứng HDD truyền thống của họ. Hãy cũng Canh Rau tìm hiểu nhanh qua bài viết này nhé.

Ổ cứng SSD là gì?

Điều đầu tiên bạn cần phải biết đó chính là SSD là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Solid State Drive. Là một loại ổ cứng lưu trữ dữ liệu bằng bộ nhớ Flash ở thể rắn. Hai thành phần chính cấu tạo nên SSD chính là bộ điều khiển flash và chip nhớ flash NAND. Cấu hình của bộ điều khiển SSD được tối ưu hóa để mang lại hiệu suất tối ưu cho tác vụ đọc ghi dữ liệu ở dạng tuần tự lẫn ngẫu nhiên . Trong một vài trường hợp nhất định, ổ cứng SSD còn có những tên gọi khác như ổ đĩa flash hay ổ cứng thể rắn.

SSD (Solid State Drive) là một bước tiến lớn trong lĩnh vực công nghệ phần cứng máy tính. Không giống như ổ cứng truyền thống (HDD), ổ cứng SSD đọc và ghi chép dữ liệu nhờ vào các chip nhớ được kết nối với nhau trong bộ nhớ flash. Các hãng sản xuất tạo ra SSD bằng cách xếp chồng các chip nhớ vào bên trong ổ cứng theo một mật độ khác nhau.

ổ ssd là gì

Ổ cứng HDD là gì? Có gì khác so với SSD

Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) hay còn được biết đến với tên gọi ổ cứng cơ. Lý do đơn giản là vì thiết bị này hoạt động hoàn toàn dựa trên động cơ quay của ổ đĩa. Từ lúc bạn bắt đầu chép một tập tin vào ổ cứng HDD thì những thông tin này sẽ được lưu trữ trong các phiến đĩa (hay còn gọi là platter). Và khi bạn truy cập vào tập tin trên thì ổ cứng HDD sẽ đi quét lên các phiến đĩa đã được lưu trữ dữ liệu để tìm đúng tập tin mà bạn đang muốn sử dụng.

Hành động này chỉ diễn ra trong tích tắc nên bạn sẽ hoàn toàn không cảm nhận được độ trễ (hay còn gọi là seek time). Chính quá trình lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu theo dạng này chính là nguyên nhân khiến ổ cứng bị phân mảnh. Và hậu quả là tốc độ truy xuất của ổ cứng HDD sẽ nhanh chóng suy giảm sau một thời gian sử dụng.

so sánh ổ cứng ssd và hdd

Ổ cứng SSD và HDD cái nào tốt hơn?

Dưới đây là một vài lý do giải thích vì sao bạn nên lựa chọn sử dụng ổ cứng SSD thay thế cho dòng ổ cứng HDD truyền thống.

  1. Trong quá trình sử dụng máy tính & laptop, thỉnh thoảng sẽ xảy ra tình trạng va đập hay rơi rớt thiết bị – việc sử dụng một chiếc ổ cứng có độ bền cao là một việc làm vô cùng cần thiết. Về điểm này thì ổ cứng SSD đã ăn đứt HDD đó không hề sử dụng bất kì bộ phận chuyển động nào bên trong để truy xuất dữ liệu. Do đó, sử dụng SSD ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố va chạm này.
  2. Tính di động là một yếu tố quan trọng nhất khi sử dụng máy tính xách tay. Ổ cứng SSD vừa có kích thước và nhẹ hơn HDD rất nhiều lần, điều này giúp tiết kiệm không gian bên trong máy tính và làm cho Laptop của bạn trở nên mỏng và nhẹ hơn. Đồng thời, SSD cũng tiêu thụ ít năng lượng hơn giúp cho thời lượng pin khi sử dụng Laptop được cải thiện đáng kể.
  3. Hầu hết người dùng Windows lâu năm đều hiểu rất rõ thời gian khởi động máy tính khi sử dụng ổ cứng HDD. Sự khác biệt về tốc độ mở ứng dụng được cải thiện đáng kể, đặc biệt là khi bạn sử dụng hệ điều hành Windows 10 thì thời gian khởi động máy chỉ bằng vài cái búng tay của bạn.
  4. Ổ cứng SSD có tuổi thọ cao hơn rất nhiều lần so với HDD. Nếu như bạn đang có những dữ liệu quan trọng thì việc lưu trữ chúng trên một ổ cứng SSD hoàn toàn không phải là ý tưởng tồi.

ổ cứng ssd và hdd cái nào tốt hơn

Và cuối cùng, tốc độ đọc ghi trung bình của ổ cứng được cải thiện rõ rệt. Theo như mình được biết, tốc độ đọc ghi ổ cứng HDD chỉ rơi vào khoảng trên dưới 100MB/s. Còn với tốc độ đọc ghi ổ cứng SSD sẽ giao động từ 500MB/s cho đến tầm 3500MB/s, tùy thuộc vào ổ cứng SSD đó sử dụng chuẩn kết nối SATA hay M2 PICe NVMe.

Ổ cứng SSD SATA là gì?

SATA là một loại chuẩn kết nối mà có lẽ bạn đã quá quen thuộc vì nó đã xuất hiện từ nhiều năm trở lại đây. Và nó được ứng dụng để làm ổ cứng cho PC, Laptop & ổ đĩa DVD. Hầu hết ổ cứng SSD SATA đều sử dụng kích thước 2.5 inch bởi vì nó được thiết kế để sử dụng cho các dòng máy tính xách tay. Nhưng bạn hãy yên tâm, các thiết bị PC cũng hoàn toàn có thể sử dụng được các dòng ổ cứng SSD SATA này.

ổ cứng SSD sata là gì

 

Tùy vào từng dòng Laptop cụ thể, bạn sẽ muốn biết chính xác chiều cao của SSD để chắc chắn rằng nó hoàn toàn phù hợp với Laptop của bạn. Chủ yếu cũng chỉ có 2 kích thước chính đó là 7mm và một số khác có kích thước 9.5mm.

Điều yếu của ổ cứng SSD SATA đó là về tốc độ đọc ghi dữ liệu. Hầu hết các dòng ổ cứng SSD SATA hiện nay đều sử dụng chuẩn SATA 3.0, mặc dù tốc độ xử lý dữ liệu lý thuyết được công bố là 6GB/s (tương ứng với 750MB/s) nhưng trên thực tế có đến 99% các dòng ổ cứng SSD chỉ có thể đạt được tốc độ đọc ghi dữ liệu tối đa là 4.8GB/s (tương đương 550MB/s) cho dù đó là những SSD được sản xuất bởi những thương hiệu lớn.

Tuy nhiên, nếu như bạn là một người lần đầu tiên được sử dụng ổ cứng SSD chuẩn giao tiếp SATA thì mình tin rằng hiệu năng của nó sẽ không làm cho bạn thất vọng. Với tốc độ đọc ghi dữ liệu gấp 5 lần so với ổ cứng HDD truyền thống, mọi thao tác khởi động Windows, ghi chép dữ liệu đều sẽ được diễn ra một cách nhanh chóng.

Và một điều quan trọng nhất, đó là giá thành của các dòng ổ cứng SSD hiện nay đã gần như “chạm đáy”. Bạn sẽ có thể dễ dàng tìm mua cho mình một chiếc ổ cứng SSD SATA dung lượng 120GB với mức giá chỉ khoảng 400 ngàn đồng.

Ổ cứng SSD M2 PCIe NVMe là gì?

Mặc dùng mới chỉ được giới thiệu và ra mắt trong thời gian gần đây nhưng SSD M2 PCIe luôn là cái tên được săn đón nhiều nhất trong làng công nghệ. Đây là một loại ổ cứng có kích thước khá nhỏ và tốc độ xử lý hơn gấp nhiều lần so với ổ cứng SSD SATA mà mình vừa giới thiệu ở bên trên.

ổ cứng pcie là gì

Thông thường, bạn sẽ thấy hầu hết ổ cứng SSD PCIe còn được gọi với cái tên là NVMe. Đây đơn giản chỉ là viết tắt của cụm từ Non-Volative Memory Express. Nhưng điểm quan trọng hơn cả đó chính là hình thức bên ngoài – kích thước của ổ đĩa, đây mới chính là nhân tố quyết định xem chúng có thật sự phù hợp với PC, Laptop của bạn hay không?

Còn thuật ngữ M.2 là gì? Đây cũng chỉ đơn là tên gọi của một loại khe cắm thế hệ mới, bạn có thể tìm thấy ở một số mainboard từ năm 2014 trở về sau và một số dòng Laptop cao cấp. Đại đa số các dòng ổ cứng SSD M.2 này sẽ có kích thước chuẩn 2280. Đơn giản có nghĩa ổ cứng này có kích thước chiều dài là 80mm và chiều rộng là 22mm. Ngoài ra còn có các loại kích thước khác là 2242 và 2260 nhưng không thật sự phổ biến. Bạn nên kiểm tra thật kĩ mainboard hay model laptop bạn đang sử dụng để chắc chắn rằng bạn đã lựa chọn đúng chuẩn SSD phù hợp.

Chú ý: Một ổ cứng SSD sử dụng chuẩn kết nối M.2 không có nghĩa nó là ổ cứng SSD NVMe. Rất có thể Máy tính, Laptop của bạn chỉ sử dụng được ổ cứng SSD M.2 nhưng với tốc độ SATA iii (tức là chỉ khoảng 550MB/s). Do đó hãy cẩn thận tìm hiểu thật kĩ trước khi mua ổ cứng bạn nhé.

so sánh hdd và ssd

Sử dụng chung kết nối của card đồ hoạ VGA, SSD PCIe chỉ có thể sử dụng bắt cách kết nối trực tiếp với mainboard qua cổng giao tiếp PCIe 3.0 cho tốc độ đọc ghi dữ liệu lý thuyết lên đến 3500MB/s, tức là hơn ổ cứng SSD SATA khoảng 7 lần.

Tuy nhiên trên thực tế, bạn chỉ có thể nhận thấy sự khác biệt giữa 2 loại ổ cứng SSD này khi ghi chép file dữ liệu khoảng từ 5GB trở lên. Còn đối với những tập tin nhỏ lẻ hay các thao tác xử lý máy tính thông thường thì sẽ rất khó để bạn nhận thấy sự khác biệt.

Một vấn đề quan trọng nhất đó chính là mức giá của sản phẩm. Vào thời điểm viết bài này thì ổ cứng SSD Samsung 860 EVO 250GB chuẩn kết nối SATA 3 chỉ có mức giá khoảng 1.2 triệu đồng, còn với dòng ổ cứng SSD Samsung 970 EVO Plus 250GB thì lại có mức giá lên đến 1.7 triệu đồng, tức là chệnh lệch nhau xấp xỉ 1.5 lần cho ổ cứng có cùng mức dung lượng.

SSD SATA hay SSD PCIe – Đâu mới là sự lựa chọn hợp lý

Như từ đầu mình đã phân tích, ổ cứng SSD SATA thích hợp cho những bạn chỉ sử dụng máy tính ở mức độ cơ bản và không muốn đầu tư quá nhiều chi phí. Còn với ổ cứng SSD M2 PCIe NVMe thì sẽ dành cho những bạn chỉ quan tâm đến tốc độ xử lý và muốn sở hữu cho mình những thiết bị công nghệ mới nhất.

Lưu ý quan trọng là SSD SATA có thể sử dụng cho các thiết bị máy tính, laptop thế hệ cũ. Còn nếu như bạn đã “quyết tâm” sử dụng SSD PCIe thì bạn cần phải trang bị cho mình một dàn máy tính cao cấp hơn thì mới có thể tương thích được với chuẩn kết nối này.

Vậy là vừa rồi mình đã giải thích khá nhiều về thuật ngữ ổ cứng SSD là gì, cũng như giới thiệu cho các bạn các loại ổ cứng SSD thông dụng. Theo bạn, bạn sẽ sử dụng loại ổ cứng nào cho Máy tính & Laptop của mình.

Hãy comment phía dưới cho Canh Rau biết nhé.

Có thể bạn sẽ thích