Các bạn trẻ ngày nay có xu hướng đọc truyện ngôn tình, tiểu thuyết ngôn tình rất nhiều. Thể loại này có sức hấp dẫn rất lớn đối với các cô gái, một khi đã đọc rồi thì khó có thể dứt ra được. Vậy chính xác ngôn tình là gì, có những loại truyện ngôn tình nào và các thuật ngữ ngôn tình Trung Quốc phổ biến mà các bạn trẻ Việt Nam hay sử dụng là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nội dung chính:
Ngôn tình là gì?
Ngôn tình là một cụm từ được ghép bởi “ngôn” và “tình”. Trong đó, “ngôn” tức là ngôn ngữ lời nói, “tình” tức là tình cảm nam nữ, trai gái với nhau. Giải thích ngắn gọn thì ngôn tình chính là những lời nói tình tứ của những cặp đôi với nhau.
Khi nhắc đến ngôn tình thì người ta sẽ nghĩ ngay đến những câu chuyện, tiểu thuyết hay các bộ phim ngôn tình Trung Quốc đang được các bạn trẻ đón nhận vô cùng nồng nhiệt.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 8 bộ phim ngôn tình Trung Quốc hiện đại đáng xem nhất năm 2020
- Tổng hợp top 6 bộ phim cổ trang ngôn tình Trung Quốc hay nhất năm 2020
Truyện ngôn tình là gì?
Truyện ngôn tình có nguồn gốc từ Trung Quốc, nói một cách dễ hiểu nó là tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, nhẹ nhàng sâu lắng và có chút sến súa nói đến tình cảm của hai nhân vật chính trong truyện.
Bộ phim đình đám được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết ngôn tình nổi tiếng “Yêu em từ cái nhìn đầu tiên”
Tiểu thuyết ngôn tình là cuốn tiểu thuyết dệt nên những câu truyện tình yêu đẹp, lãng mạn như mơ. Các mối quan hệ trong các cuốn tiểu thuyết này thường nói về một mối quan hệ tình cảm phức tạp của hai nhân vật chính. Thậm chí là những mối quan hệ này ban đầu không có sự đồng thuận của cả hai hay có thể nói là bị ép duyên, tuy nhiên về sau họ lại nảy sinh tình cảm sâu đậm. Những cuốn tiểu thuyết này cũng hay nói về cuộc sống vợ chồng hoặc những cặp đôi trẻ với nhiều cử chỉ thân mật, tình cảm sến súa.
Các thể loại truyện ngôn tình bạn nên biết
Với nhu cầu đọc truyện ngôn tình ngày càng nhiều, các tác giả cũng sáng tác đa dạng các thể loại ngôn tình để người đọc không bị nhàm chán. Các thể loại truyện ngôn tình đang được các bạn trẻ yêu thích nhất như là:
Hiện đại: Ngôn tình hiện đại là ngôn tình có bối cảnh ở hiện đại nơi hiện giờ chúng ta đang sinh sống như “Nhật ký sa lầy của nữ phụ”, “Tình đắng”, “Thịnh thế hôn nhân”…
Truyện Nhật ký sa lầy của nữ phụ
Cận đại/ Dân quốc: Ngôn tình cận đại là ngôn tình có bối cảnh ở quá khứ lịch sử, chuyển đổi từ trung đại sang hiện đại như “Thiên hậu trở về”, “Hạnh phúc không bắn không trúng bia!”…
Cổ đại/ Cổ trang: Ngôn tình cổ đại/ cổ trang là ngôn tình có bối cảnh ở thời cổ đại với triều đình và vua là người thống trị đất nước đứng đầu đất nước, phương tiện đi lại là xe ngựa, ngựa. Một số tiểu thuyết nổi tiếng thuộc thể loại này như “Tiểu thư hầu phủ”, “Dạo bước phồn hoa”…
Xuyên không: Các nhân vật trong truyện có thể ở từ thế giới này sang thế giới khác, có thể là bản thân họ xuyên không hoặc linh hồn họ xuyên không như “Xuyên thành quả tim nhỏ của nam phụ”…
Huyền huyễn: Là thế giới sống của các vị thần, yêu ma quỷ quái như “Hoa thiên cốt”, “Tam sinh tam thế thập lý đào hoa”…
Truyện Tam sinh tam thế thập lý đào hoa
Tương lai: Ngôn tình tương lại là ngôn tình lấy bối cảnh trong tương lai có thể là tận thế hay ngày tàn như “Đại lục thất lạc”…
Truyện ngôn tình có tác động rất lớn đến tâm tư tình cảm của các bạn trẻ ngày này. Do đó ngày càng nhiều câu truyện ngôn tình được đăng tải lên mạng với rất nhiều thể loại khác nhau như trùng sinh, tổng tài, hào môn thế gia, cực sủng, nữ cường… Các thể loại này được viết trong các câu truyện ngôn tình đáng đọc như Truyện Nàng Dâu Cực Phẩm, Ánh Dương Ấm Áp, Đều Tại Vầng Trăng Gây Họa..
Các thuật ngữ ngôn tình phổ biến
Đối với những ai đang muốn giải trí bằng thể loại văn học này thì có lẽ cần phải hiểu qua một số thuật ngữ của truyện ngôn tình thì mới lĩnh hội được trọn vẹn tác phẩm. Dưới đây là các thuật ngữ thường được dùng trong các tiểu thuyết ngôn tình:
Sư đồ luyến: tình yêu giữa thầy và trò.
Sư đồ luyến có nghĩa chỉ tình yêu giữa thầy và trò
Nữ truy: nhân vật nữ thích và chủ động theo đuổi người nam.
Sủng: sủng ái, yêu thích, chiều chuộng.
Trùng sinh: sống lại, quay lại sống vào thời điểm nào đó để thay đổi cuộc đời.
Ngược tâm: chuyện gây đau đớn, khổ sở về mặt tinh thần.
Cấu huyết: những tình tiết quen thuộc, lặp đi lặp lại đến nỗi nhàm chán.
Tiểu tam: người thứ ba.
Phú nhị đại: con ông cháu cha.
Giảo hoạt: chỉ những người mưu mô, xảo quyệt.
Tra nam/Tra nữ: người đàn ông tồi/ người phụ nữ xấu xa.
Cẩu lương: thể hiện những hành động thân mật của 1 cặp đôi trước mặt 1 người độc thân.
Qua bài viết này, bạn cũng đã biết truyện ngôn tình là gì, cũng như những thông tin hữu ích về truyện ngôn tình. Mặc dù tiểu thuyết ngôn tình rất hay nhưng các bạn cũng đừng quá nghiện thể loại ngôn tình nếu không muốn vỡ mộng vì thực tế khắc nghiệt này. Chúc các bạn có những giờ phút giải trí thư giãn cùng cuốn tiểu thuyết ngôn tình nhé.